Tư vấn tổ chức cuộc thi Minirobocon 2019 cho tỉnh Bình Phước

Cuộc thi nhằm kích hoạt sự sáng tạo, đam mê công nghệ của học sinh, sinh viên tỉnh Bình Phước.

Digital Immersion forum

Chia sẻ thuận lợi và thách thức trong quá trình chuyển đối số trong giáo dục tại diễn đàn "Digital Immersion forum" do dự án BUILD IT phối hợp đại học Arizona State University và Đại Học Công nghiệp Hà Nội tổ chức

Cuộc thi Shell Eco_marathon Europe tại London

Cuộc thi Shell eco_marathon tại London là một cuộc thi thiết kế xe tiết kiệm nhiên liệu dành cho học sinh, viên viên lớn nhất thế giới.

Tham gia khóa tập huấn tại Phần Lan

Khóa học phương pháp sư phạm số nằm trong khuôn khổ dự án EMVITET.

Tham gia tập huấn giáo dục 4.0 tại Phần Lan

Phần Lan là một đất nước có nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới.

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

Lý thuyết về phong cách học tập của Kolb

 Trong những năm gần đây khi mà công nghệ số phát triển một cách vượt bậc. Giới học giả, nghiên cứu dễ dàng tiếp cận các kiến thức từ những nền khoa học tiên tiến. Một trong số đó là những kiến thức mới trong lĩnh vực giáo dục phải kể đến như là công nghệ số trong giáo dục, tâm lý trong giảng dạy đại học và những kiến thức nền tảng để tổ chức lớp học hiệu quả.

 Bên cạnh đó, trong một nền giáo dục mỗi một trường ĐH  được cho là một tế bào của nền giáo dục đó. Nói một cách rộng hơn, nền giáo dục Quốc Gia có phát triển hay không phụ thuộc vào rất nhiều các Trường đại học ở Quốc Gia đó. Có nhiều trường đại học quan niệm rằng giáo dục Đại học là nơi tạo ra kiến thức mới có trường lại cho rằng trường đại học là nơi đào tạo một nghề cho người học. Tùy theo định hướng mà các trường đại học có những chiến lược phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, dù trường đại học có phát triển theo định hướng nào thì người học là người thụ hưởng ,trải nghiệm  và là sản phẩm trí tuệ của ngôi trường đó. Để có chiến lược đào tạo phù hợp người dạy đại học phải là người am hiểu các kiến thức về giáo dục như thang đo mức độ nhận thức của Bloom hay các phong cách học tập của nhà tâm lý học David Kolb. Trong bài viết này giới thiệu mô hình phong cách học tập của Kolb[1,2] 

Theo Kolb người học chia làm bốn phong cách: thích học thông qua trải nghiệm, thích học bằng cách quan sát và phản ánh, thích học bằng cách thực hành, thích học bằng cách khái quát vấn đề như hình 1.

Hình 1. Mô hình phong cách học tập của Kolb [2]

1. Thích học bằng cách quan sát và phản anh (Reflective Observation). Người học với phong cách này thích học theo xu hướng đưa ra nhiều ý tưởng mới lạ. Không thích người dạy lặp lại những kiến thức đã biết. 

2. Thích học thông qua trải nghiệm: Người thích học theo phong cách này thích được trải nghiệm và giải quyết các vấn đề cụ thể như là tự tay giải các bài tập thông qua các ví dụ, thiết kế các ý tưởng dựa trên những mẫu cho trước. Người học theo phong cách này không thích trải nghiệm việc học tập trên các hệ thống LMS. Khi thiết kế lớp học trên hệ thống LMS cho những đối tượng này cần đưa những ví dụ cụ thể hoặc những đề tài liên quan đến vấn đề thực tế cần giải quyết.

3. Thích học bằng cách khái quát vấn đề: Người học theo phương pháp này sẽ biến các vấn đề phức tạp thành những vấn đề đơn giản, dễ hiểu, xúc tích. Người học theo phong cách này không thích học thuộc lòng. Tổng hợp kiến thức và tạo ra kiến thức mới thông qua các hoạt động quan sát và tổng hợp là các hoạt động yêu thích của người học theo phong cách này.

4. Học dựa trên thực hành: Người học theo phong cách này thích kết nối các bài học với những ván đề cụ thể. Họ thích làm các thí nghiệm, thực hành, không thích những buổi lý thuyết thuần.

Theo tôi, rất khó để thiết kế bài giảng để đáp ứng bốn đối tương nêu trên. Tuy nhiên, khi tham gia giảng dạy người dạy sẽ tùy vào số lượng lớn người học thích học theo phong cách nào để từ đó chọn phương án thiết kế bài giảng cho phù hợp.

[1]Kelly, C. (1997). David Kolb, the theory of experiential learning and ESL. The Internet TESL Journal3(9), 1-5.

[2]Kolb, D. A. (2007). The Kolb learning style inventory. Boston, MA: Hay Resources Direct.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

A Method to Estimate and Analyze the Performance of a Grid-Connected Photovoltaic Power Plant

This paper presents a method to estimate the yield and analyze the performance of a grid-connected photovoltaic (PV) power plant including a rooftop PV system and a solar farm. The yield model was developed based on a commercial PV model in a MATLAB/Simulink environment. A simulation model is built to connect with the PV rooftop system and the solar farm in which their total installed capacities are 0.986 and 30.7 MW, respectively. The simulated and measured final yield results of a rooftop PV system in Vietnam are compared. Additionally, this paper provides a function of reducing the final yield corresponding to different PV operation temperature values. Furthermore, the performance of both a rooftop PV system and a solar farm, in Vietnam, are evaluated as the rated power of 0.986 and 30.7 MWp, respectively. The results also show that their performance is satisfactory, in which the value of the performance ratio (PR) average reaches 70% for the rooftop PV system and 80.45% for the solar farm within a six-month period, in 2019. The PR is also compared with a global PR average from 70% to 80% for a sufficiently well-performed solar system. View Full-Text


XÂY DỰNG MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG ĐIỆN MẶT TRỜI TRÊN MÁI NỐI LƯỚI DỰA TRÊN MÔI TRƯỜNG MATLAB/SIMULINK

Bài báo được đăng tại tạp chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố HỒ Chí MInh.
Tóm Tắt.
Bài báo này trình bày phương pháp xây dựng mô hình tính toán sản lượng điện mặt trời cho nhà máy điện mặt trời thương mại, dựa trên môi trường MATLAB/SIMULINK. Hệ thống bao gồm một mô đun pin quang điện thương mại, mô hình tổn thất sản lượng và mô hình ước lượng sản lượng điện. Bên cạnh đó, một mô hình có công suất lắp đặt thiết kế lần lượt là 59kW và 1MW được xây dựng dựa trên mô đun quang điện thương mại thực tế. Kết quả từ mô hình được so sánh với nhà máy điện mặt trời trên mái nối lưới tại hai địa điểm của tỉnh Bình Dương: Điện lực tại thị xã Bến Cát và Khu du lịch Đại Nam tại thành phố Thủ Dầu Một.
Với hai nhà máy khác nhau công suất khác nhau, qua kết quả thử nghiệm cho thấy độ sai lệch là 5,36% giữa mô hình và kết quả đo lường thực tế tại nhà máy. Từ kết quả phân tích cho thấy mô hình xác định sản lượng điện mặt trời có những ưu điểm (1) có độ chính xác tin cậy; (2) không phụ thuộc vào các phần mềm tính toán sản lượng điện thương mại; (3) giảm chi phí đầu tư cho phần mềm xác định sản lượng.
Từ khóa: MATLAB/SIMULINK; ước sản lượng điện mặt trời; mô đun quang điện; tổn thất sản lượng; điện mặt trời áp mái.
ABSTRACT
This paper presents a method to develop a yield model for photovoltaic rooftop system based on the MATLAB/SIMULINK environment. The system including a photovoltaic model, losses model, and yield model. Furthermore, a model with a 1MW and 59kW capacity photovoltaic rooftop system is built for simulation. The results of the simulation will be compared with two photovoltaic rooftop systems connected to the grid in Thu Dau Mot, Binh Duong province. 
From the analysis results, the system has the gap between simulation and measurement is 5,36 %. The system has advantages (1) sufficient accuracy; (2) erase commercial photovoltaic software; (3) cost-effectively.
Keywords: MATLAB/SIMULINK; PV model; losses model, rooftop system; Yield model.

link: http://tapchikhgdkt.hcmute.edu.vn/ArticleId/259fb96d-4494-4f7f-968e-8baa4812b05d/11xay-dung-mo-hinh-xac-dinh-san-luong-dien-mat-troi-tren-mai-noi-luoi-dua-tren-moi-truong-matlab-simulink

Tích hợp Phương Pháp Sư Phạm Số trong hoạt động dạy và học

TÓM TẮT: Bài viết này trình bày nghiên cứu tích hợp phương pháp sư phạm số trong hoạt động dạy và học tiến đến nền giáo dục 4.0. Đối với hoạt động dạy và học trực tuyến, tương ứng với hình thức học trực tuyến khác nhau sẽ đề xuất phương pháp dạy và học phù hợp cũng như công cụ số được tích hợp cho mỗi hoạt động. Nghiên cứu cũng chỉ ra phương pháp tương tác từ xa hiệu quả với người học cũng như phương pháp triển khai hiệu quả lớp học số. Từ những kinh nghiệm triển khai lớp học số, nhóm nghiên cứu đề xuất phương pháp lên kế hoạch dạy và học tương ứng với hình thức đào tạo. Bên cạnh đó nghiên cứu này đề xuất các công cụ kỹ thuật số phù hợp cho giảng dạy trực tuyến theo phương thức đào tạo từ xa và phương thức đào tạo hỗn hợp.
Bài viết được xuất bản tại tạp chí Giáo dục Việt Nam
link: https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/news/tin-tuc-su-kien/moi-quy-doc-gia-don-doc-so-481-ki-i-thang-7-2020-574.html

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Pin quang điện thương mại đạt công suất đỉnh 505Wp/tấm

Mơi đây công ty Trina Solar công bố pin quang điện thương mại thế hệ mới đạt công suât đỉnh là 500Wp/Tấm và hiệu suất 21%. Thông số kỹ thuật của tâm Pin quang điện được trình bày như hình dưới.
Hình 1. Thông số kỹ thuật Pin quang điện Vertex 500W. (Nguồn Trina Solar)

Công suất lớn tiết kiệm diện tích lắp đặt.
       Các tấm pin quang điện thế hệ mới với công suất đạt trên 500Wp sẽ là một bước tiến lớn làm giảm chi phí đầu tư diện tích lắp đặt hoặc/và trên cùng một diện tích sẽ tăng công suất lắp đặt.
       Làm một phép so sánh nhỏ để thấy được diện tích đất tiết kiệm được khi lắp đặt tấm pin quang điện thế hệ mới. Với tấm pin quang điện có công suất là 330W (Hầu hết các nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam đang sử dụng loại pin quang điện có công suất đỉnh là 330Wp đến 380Wp). Diện tích mỗi tấm pin là 2m vuông. 1MW cần 3030 tấm pin quang điện có cống suất 330Wp, diện tích của các modul là 6.0060 mét vuông. Chọn hệ số LF =2, thì diện tích lắp đặt 1MWp cần là 1.2ha. Nếu sử dụng tấm pin quang điện có công suất 505Wp  có thông số kỹ thuật như Hình 1 thì diện tích lắp đặt chỉ cần 0.9 ha/1MW. 
 Như vậy cứ mỗi 1MWp sử dung công nghệ mới sẽ tiết kiệm được 3000 mét vuông đất so với sử dụng công nghệ cũ.
  

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Thủ Tướng Chính Phủ đã phê duyệt và ban hành chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể về định hướng phát triển trong giai đoạn từ nay đến 2030 như sau:
Phát triển sử dụng nguồn năng lượng tái tạo độc lập nhằm đáp ứng mục tiêu điện khí hóa nông thôn: Xây dựng các chương trình phát triển hệ thống điện độc lập năng lượng tái tạo và quy mô gia đình cho khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội để đạt mục tiêu đến năm 2020 hầu hết các hộ nông thôn đều có điện, năm 2030 hầu hết các hộ dân nông thôn được sử dụng nguồn năng lượng sạch.
Đầu tư phát triển nhà máy phát điển sử dụng năng lượng tái tạo nối lưới:

+ Khuyến khích các dự án NLTT khả thi về kinh tế
+ Khuyến khích, hỗ trợ một số công nghệ NLTT chưa khả thi
về kinh tế
- Phát triển nguồn NLTT cho cung cấp nhiệt năng: Hỗ trợ một
phần chi phí giai đoạn đầu - Phát triển nhiên liệu sinh học: hỗ trợ các dự án nhiên liệu
sinh học thế hệ thứ 2, thứ 3 không sử dụng nguyên liệu từ
lương thực

Chi tiết của quyết định tải về theo link này:
https://www.evn.com.vn/userfile/User/tcdl/files/2018/10/QD2068_signed.pdf

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Một giải pháp cải tiến liên tục môn học

Trong những năm gần đây việc phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra đang được các trường đại học áp dụng và triển khai. Trong bài viết này tác giả trình bày một phương pháp để người dạy cải tiến liên tục trong môn học mình đảm nhận giảng dạy.
  Để cải tiến liên tục chương trình đào tạo nói chung và cải tiến môn học nói riêng cần nghiên cứu những vấn đề được liệt kê bên dưới.
-            Phân tích các góp ý của các bên liên quan và chuyển tải vào chuẩn đầu ra cũng như chương trình đào tạo.
-            Đánh giá mức độ đáp ứng của các môn học đến chuẩn đầu ra của chương trình
-            Tìm ra điểm cần cải tiến của môn học để đề ra các phương án cải tiến môn học cho các khóa học tiếp theo.
Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này trình bày phương pháp cải tiến liên tục môn học mà tác giả đã triển khai.
1          Nội dung của giải pháp.
               Quá trình cải tiến liên tục môn học được áp dụng thường xuyên và liên tục. Thời điểm lây số liệu để đánh giá cải tiến là sau khi sinh viên kết thúc kỳ thi cuối kỳ hoặc các bài  kiểm tra giữa kỳ. Đối với kết quả đánh giá thi cuối kỳ giảng viên thu thập số liệu trong lúc giảng viên chấm bài thi.
ü Bước 1: Giảng viên chấm điểm thi cần lấy lại số liệu của môn học bao gồm số điểm thành phần từng môn học.
ü Bước 2: Giảng viên phân tích số liệu để đánh giá mức yếu, trung bình, Khá và giỏi của từng chuẩn đầu ra.
ü Bước 3: Vẽ biểu đồ để phân tích tìm ra điểm cần khác phục
ü Bước 4: Đưa ra phương án cải tiến cho khóa học tiếp theo
Cụ thể quy trình như hình 1.
Hình 1. Quy trình cải tiến liên tục

Ví dụ áp dụng:
Trong môn học Cung Cấp Điện, với các chuẩn đầu ra (CO) như sau:
CO1: Tính toán tổn thất điện năng, tổn thất công suất và tổn thất điện áp
CO2: Xác định công suất tính toán
CO3: Phân tích để giải quyết các vấn đề liên quan đến cung cấp điện.
Yêu cầu trong đề thi giảng viên cần phải  thiết kế những câu hỏi phù hợp để đánh giá các chuẩn đầu ra đã nêu ở trên. Sau khi người học thi hêt môn giảng viên thu thập số liệu điểm của môn học cụ thể như bảng sau:

Bảng 2. Thu thập điểm theo từng câu hỏi

SinS  Từ  Người dạy vẽ được biểu đồ như hình 2. Từ bảng 2 người dạy vẽ được biểu đồ như hình 2.


Hình 2. Mức độ đạt được chuẩn đâu ra của người học
Theo biểu đồ như hình 2 số người học có mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra CO1, CO3 tương đối thấp cần phải cải tiến.
Nhận xét:
 Số lượng người học không đạt là 4/17. Trong 4 người học này số lượng câu hỏi sinh viên không giải quyết được chủ yếu rơi vào hai chuẩn đầu ra là CO1 và CO3.
Dựa trên cơ sở này giảng viên đưa ra phương án cải tiến cho học kỳ tiếp theo cụ thể như sau:

  • Tăng thời lượng giảng dạy tại lớp các vấn đề liên quan đến chuẩn đầu ra CO1 và CO3 (thay đổi kế hoạch giảng dạy)
  • Xem lại phương pháp giảng dạy đáp ứng chuẩn đầu CO1 và CO3 => thay đổi phương pháp. 
  • Trong trường hợp này thường xuyên cho thảo luận nhóm tại lớp xoay quanh chuẩn đầu ra CO1 và CO3.
Những thay đổi này sẽ áp dụng cho các khóa học tiếp theo.

Theo tôi, với cách làm này người dạy sẽ tự phân tích được mức độ đạt được môn học của người học và điểm yếu cần cải tiến. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại liên tục sẽ làm cho môn học luôn luôn đổi mới và phù hợp với người học cũng như phù hợp với chương trình đào tạo.

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Tác động của công nghệ số trong hoạt động dạy và học



Ngày nay, khi công nghệ số phát triển cùng với intenet ngày càng phổ biến, số lượng người sử dụng điện thoại di động tăng trưởng một cách chóng mặt. Theo thống kê của statista, số lượng người sử dụng điện thoại di động của Việt Nam trong năm 2019 là 39.6 triệu người và đến năm 2023 là 48.6 triệu [1]. Bên cạnh đó, theo thống kê của nhóm nghiên cứu tại Trường Đại Học Lạc Hồng, toàn trường có trên 95% người học sử dụng điện thoại thông minh. Từ số liệu thống kê đó cho thấy việc ứng dụng các công nghệ số vào giảng dạy là khả thi.
Bài viết này trình bày nghiên cứu về tác động của công nghệ số đến hoạt động dạy và học trong môi trường đại học. Cụ thể như sau:
1.  Người dạy
- Sự phát triển của công nghệ số đòi hỏi người dạy phải không ngừng nghiên cứu, cập nhật các công nghệ số và ứng dụng nó phù hợp với phương pháp giảng dạy.
- Xây dựng kế hoạch và phương pháp giảng dạy cho lớp học số.
- Quyết định các công cụ số tương ứng với chuẩn đầu ra của buổi học
- Linh hoạt trong lựa chọn phương pháp tương tác giữa người dạy và người học
- Người dạy phải chuyển từ mô hình giảng dạy người dạy là trung tâm (truyền thống) sang mô hình lấy người học làm trung tâm (phương pháp giảng dạy tích cực), lúc này vai trò của người người dạy trở thành người định hướng và hỗ trợ học tập.
Từ những yêu cầu trên người dạy khi triển khai lớp học số sẽ tự phát triển kỹ năng tự học, tự nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin, thích ứng với sự thay đổi cách học của người học, thay đổi mô hình giảng dạy một cách linh hoạt từ truyền thông sang giảng dạy tích cực tăng tính tương tác. Bên cạnh đó, tầm nhìn về giáo dục cũng như khả năng tự lập kế hoạch, lãnh đạo trong việc định hình lớp học được hình thành.
2. Người học
Người học tham gia vào lớp học số sẽ có những tác động tích cực như phân tích sau:
- Việc người dạy thay đổi mô hình từ truyền thống sang mô hình giảng dạy tích cực đòi hỏi người học phải tích cực tham gia thảo luận, nổ lực tương tác để cùng giải quyết vấn đề với các bạn cùng lớp. Người học dần hình thành khả năng tự học và tự nghiên cứu.
- Thường xuyên tham gia thảo luận, đưa ra ý kiến, tổng hợp kiến thức sẽ hình thành kỹ năng truyền đạt ý tưởng hiệu quả và tư duy phản biện
- Thông qua công nghệ, người học tự tiếp cận kiến thức nền lên lớp tham gia thảo luận phân tích đánh giá tương tác với người dạy để tự tạo ra kiến thức mới.
Từ những thay đổi như đã nêu ở trên, việc tổ chức các lớp học số sẽ tăng kỹ năng tự học và giải quyết vấn đề cho người học.
3. Hiệu quả của công nghệ lớp học số
Tích hợp công nghệ trong lớp học hay là lớp học số sẽ tạo ra sự hứng khởi cho người học. Thông qua các trò chơi điện tử hay các câu hỏi tương tác, các diễn đàn sẽ thiết lập tương tác cao giữa người học và người dạy, người học và người học. Thông qua môi trường số người học có thể chia sẻ các ý tưởng, hiểu biết, kinh nghiệm cho bạn cùng lớp và học hỏi lẫn nhau. Bên cạnh đó, công nghệ khuyến khích sự hợp tác của người học với các bạn cùng lớp bằng cách chia sẻ tài liệu và cùng phân tích vấn đề trên môi trường học tập ảo.
 Ngoài ra phương pháp này còn có tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy người học có tốc độ tiếp thu thấp hơn tích cực tham gia hiệu quả vào lớp học. Các lớp học truyền thống người học chỉ có thể tiếp thu bài học khi lên lớp và có sự hướng dẫn của người dạy do đó kỹ năng tự học và tự nghiên cứu của người học không được phát huy. Việc áp dụng công nghệ số trong lớp học người học có thể tự học, tự nghiên cứu mọi lúc mọi nơi trên xe bus, quán cà phê thậm chí khi đi du lịch. Hơn nữa tích hợp công nghệ số vào giảng dạy sẽ giảm thời gian thuyết giảng của giáo viên, người học không cần chú tâm nhiều vào việc ghi chép mà sử dụng thời gian trên lớp để thảo luận, phân tích tìm cách giải quyết các vấn đề mà người dạy đặt ra. Như vậy với cách làm này người dạy sẽ đạt được mục tiêu là kích hoạt sự sáng tạo của người học thay vì tìm cách để người học hiểu được nội dung của bài giảng.

Bài viết là nghiên cứu của tác giả công bố tại tạp chí giáo dục Việt Nam. Toàn văn bài viết đăng tại https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/
Tài liệu tham khảo:
1. Thống kê số lượng người sử dụng điện thoại di động tại Việt Nam, https://www.statista.com/statistics/558889/number-of-mobile-internet-user-in-vietnam/.





Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Thiết bị theo dõi, giám sát dàn pin quang điện


Thiết bị giám sát dàn pin quang điện bao gồm đơn vị nhận dữ liệu, đơn vị xử lý, đơn vị mô phỏng và đơn vị đánh giá. Một hệ thống giám sát pin quang điện bao gồm một đơn vị pin quang điện, một đơn vị cảm biến và một thiết bị giám sát nhúng thuật toán tính toán pin quang điện. Phương pháp giám sát dựa trên thuật toán pin quang điện chủ yếu sử dụng thiết bị giám sát để nhận các thông số điện áp và cương độ dòng điện của mô đun quang điện và tham số trong môi trường làm việc. Dòng điện ngõ ra và công suất ngõ ra của mô đun quang điện thực tế được tính toán, trong khi dòng điện ngõ ra và công suất ngõ ra của mô đun quang điện có thể được mô phỏng và ước tính theo tham số điện áp và tham số trong điều kiện làm việc thực tế. Do đó, việc giám sát và đánh giá thử nghiệm thục tế trên mô đun quang điện có thể được thực hiện tự động và một thông điệp cảnh báo có thể được đưa ra kịp thời. Điều này có lợi cho việc phát hiện năng suất của mô đun pin quang điện và tăng chất lượng sản xuất.


link đọc trực tuyến bằng sáng chế.
https://patentimages.storage.googleapis.com/17/fa/9a/a3bcab63d23fe5/US20170149380A1.pdf

Công cụ họp trực tuyến (tương tác trực tuyến) dựa trên nền tảng web

Có nhiều công cụ số hỗ trợ cho phương pháp đào tạo từ xa. Bài viết này, tôi xin giới thiệu bốn phần mềm phát triển trên nền tảng web phổ biến để tổ chức các buổi họp, trao đổi, thảo luận trực tuyến thông qua các cuộc gọi video và chia sẻ màn hình.

1. Zoom
Zoom là một công cụ số được phát triển để tố chức các cuộc họp, hội thảo trực tuyến thông qua các cuộc gọi video dựa trên nền tảng Web. Zoom tích hợp rất nhiều chức năng như là chia nhóm cho các cuộc thảo luận nhỏ; chia sẻ màn hình và trao đổi trực tuyến. Phần mềm Zoom rất dễ sử dụng có thể sử dụng trực tiếp trên Web hoặc sử dụng app cài sẳn trên máy tính hoặc điện thoại thông minh. Tuy nhiên, Zom đang gặp một số rắc rối trong vần đề bảo mật do đó một số Quốc gia không khuyến khích sử dụng Zoom cho các cuộc họp quan trọng.

Hình 1. Một buổi họp trực tuyến sử dụng công cụ Zoom
link: 
 https://zoom.us/

2. Webex
Cisco Webex là một công cụ số có chức năng tương tự như Zoom. Tuy nhiên, Webex vẫn có một số hạn chế chức năng. Trong trường hợp không thể sử dung Zoom Webex là một lựa chọn thay thế phù hợp. 
link:
3. Skype Meeting
Skype Meetinng cũng có chức năng tương tự Zoom và Webex. Tuy nhiên Skype miễn phí cho tất cả người dùng.
4. Google meet
 Google meet được phát triển bởi Google. Google meet cũng có những chức năng tương tự như 3 phần mềm giới thiệu ở trên. 
link:
Bên cạnh đó, để có sự lựa chọn phù hợp cho hoạt động giảng dạy của mình bài viết này tác giả làm một so sánh nhỏ những ưu và nhược của các phần mềm gọi video trực tuyến.

Công cụ
Ưu điểm
Nhược điểm
Zoom
Chia sẻ màn hình
Bảo mật.
Theo dõi người học
Số lương giới hạn (100)
Ghi hìn cuộc họp
Tạo nhóm
Skype
Miễn phí
Không có chức năng theo dõi người họp, chia nhóm. Giới hạn 50 người họp.
Chia sẻ màn hình
Ghi hình cuộc họp
Lưu video cuộc họp trên máy chủ
Google meet
Chia sẻ màn hình
Không có chức năng theo dõi người họp, chia nhóm. Và chức năng ghi hình cuộc họp.
Số lương giới hạn (150 người)

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Hệ thống quang điện tích hợp trong tòa nhà (BIPV)


Hệ thống quang điện tích hợp trong tòa nhà (Building-integrated photovoltaics) là hệ thống liền mạch hòa trộn vào kiến trúc tòa nhà dưới dạng mái nhà, mái vòm, tường rèm, và hệ thống giếng trời. Không giống như các tấm pin mặt trời truyền thống, BIPV có ưu thế về mặt thẩm mỹ hơn và dễ dàng hòa hợp với thiết kế tòa nhà. Thông thường vật liệu để tích hợp cho mô hình này là Kính tích hợp pin quang điện. Kính tích hợp pin quang điện được lắp đặt làm vật liệu xây dựng hoạt động như một thiết bị tạo năng lượng, cho phép ánh sáng tự nhiên đi vào bên trong nhà và văn phòng, giống như kính kiến trúc thông thường. 

Hình 1. Tòa nhà với mặt tiền tích hợp các tấm kính pin quang điện (ảnh: https://ctpsolar.com/)
Tuy nhiên, chỉ tính thẩm mỹ là chưa đủ để khuyến khích các chủ tòa nhà tích hợp pin năng lượng mặt trời vào tòa nhà của mình; vấn đề chi phí cần được đưa ra phân tích. Các tấm pin năng lượng mặt trời BIPV cho phép chủ nhà tiết kiệm chi phí vật liệu xây dựng và chi phí điện. Bằng cách thay thế BIPV cho vật liệu xây dựng tiêu chuẩn, người sử dụng có thể cắt giảm chi phí bổ sung cho các hệ thống lắp đặt bảng điều khiển năng lượng mặt trời.Công nghệ BIPV, khi được sử dụng trên mặt tiền của tòa nhà, lan can, sàn sân thượng mang lại những lợi ích sau: Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng; Cách nhiệt và cách âm cao; Sản lượng điện sạch và miễn phí từ mặt trời; Giảm chi phí O & M.

Hệ thống điện mặt trời nổi trên mặt nước


Vật liệu chế tạo pin quang điện đang trở nên rẻ hơn và hiệu quả hơn từng ngày. Hiệu suất cho các pin quang điện thương mại đang dao động từ 18-22% tùy thuộc vào vật liệu (Mono hoặc Poly). Theo các chuyên gia, nếu các tấm quang điện được đặt trên các hồ chứa và các vùng nước khác, chúng mang lại hiệu quả cao hơn cũng như rất nhiều lợi ích khác.
Hệ thống pin quang điện đặt trên các phao nổi(Floating Photovoltaic system) là hệ thống năng lượng mặt trời quang điện được tạo ra để nổi trên các hồ chứa, đập và các vùng nước khác ví dụ như: Tại các đập chứa nước thủy điện, nước thủy lợi v.v. Tuy nhiên, các dự án nổi đặt trên hồ chứa nước sinh hoạt cần đánh giá tác động của pin quang điện đến sức khỏe con người (Xem hình 1).
Hình 1. Hệ thống pin quang điện nổi (Nguồn Sungrow)
Trang trại năng lượng mặt trời nổi có thể tạo ra một lượng điện lớn mà không cần sử dụng đất có giá trị hoặc phải hi sinh đất làm nông nghiệp hiệu quả. Chi phí lắp đặt các tấm quang điện nổi ít hơn các tấm quang điện trên đất liền. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng sản lượng điện của các tấm pin mặt trời nổi lớn hơn tới 10% do hiệu ứng làm mát của nước. Bên cạnh việc sản xuất năng lượng mặt trời sạch, các trang trại năng lượng mặt trời nổi có thể giúp quản lý nước. Chúng làm giảm sự mất nước do bay hơi vì chúng hạn chế lưu thông không khí và chặn ánh sáng mặt trời từ bề mặt nước. Ngoài ra, các trang trại năng lượng mặt trời nổi ngăn chặn sản xuất tảo độc hại, giảm chi phí xử lý nước. Hơn nữa, nước bên dưới giữ cho các tấm pin mặt trời sạch và giảm thiểu lãng phí năng lượng.

Biểu giá mới mua điện của chính phủ cho các dự án điện mặt trời.

Biểu giá mua điện mặt trời mới tại Việt Nam đã thay đổi cụ thể như sau mức giá 1.783 đồng/kWh (7,69 cent) dành cho dự án điện mặt trời nổi; 1.644 đồng/kWh (7,09 cent) với điện mặt trời mặt đất và 1.943 đồng/kWh (8,38 cent) với điện mặt trời trên mái nhà. Giá mua điện này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Biểu giá trên theo quyết định số 13 về cơ chế khuyến khich phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.




Báo cáo tình hình phát triển năng lượng tái tạo trên toàn thế giới tính đến hết năm 2019

Tài liệu này là báo cáo về tình hình phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới tính đến hết năm 2020 của tổ chức REN 21.

REN21 là cộng đồng năng lượng tái tạo toàn cầu các báo cáo được tập hợt từ cá nhà khoa học, chính phủ, tổ chức phi chính phủ và ngành công nghiệp. REN 21 cung cấp các sự kiện, số liệu và phân tích cập nhật và đánh giá ngang hàng về sự phát triển toàn cầu về công nghệ, chính sách và thị trường trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Link tải tài liệu
https://www.ren21.net/wp-content/uploads/2019/05/gsr_2019_full_report_en.pdf

Thiết kế và thi công thuật toán điều khiển bánh xe đa hướng trên Robot tự hành


Đề tài đưa ra phương pháp Thiết kế và thi công thuật toán điều khiển 3 bánh xe đa hướng trên robot tự hành. Hệ thống bao gồm động cơ Planet DC 60W cho 3 bánh, 3 bộ encoder phản hồi tốc độ, một bộ encoder phản hồi khoảng cách di chuyển, một cảm biến la bàn kỹ thuật số đo góc quay. Hệ thống phần cứng bao gồm một hệ thống chính để điều khiển hướng di chuyển và góc robot thông qua việc điều khiển ba bánh xe Omni dựa trên tín hiệu nhận được từ cảm biến la bàn và bộ encoder đo khoảng cách và sau đó nó điều khiển ba bộ driver để điều chỉnh tốc độ và chiều từng bánh xe. Mỗi driver chỉ điều khiển một động cơ DC cho mỗi bánh xe Omni với thuật toán PID tích hợp. Hệ thống chính được phát triển dựa trên STM32F407 và hệ thống phụ là vi điều khiển STM32F103. Trong đó, thuật toán định hướng được phát triển để điều khiển ba bánh xe Omni và thuật toán PID được áp dụng để điều khiển động cơ tốc độ động cơ DC cho mỗi bánh xe. Từ kết quả thu được, hệ thống có các ưu điểm sau (1) tự động điều chỉnh góc và vị trí; (2) bỏ cảm biến dò vạch cho robot tự hành; (3) giảm chi phí hiệu quả; (4) độ chính xác cao.
Link xem chi tiết:
https://drive.google.com/file/d/13aHMGYrYI09R6a0Kcx69mlCc8dXgtzeP/view?usp=sharing

Ứng dụng thuật toán fuzzy điều khiển hệ thống chăm sóc nấm bào ngư

Luận văn này trình bày phương pháp thiết kế hệ thống chăm sóc nấm bào ngư dựa trên vi xử lý STM32F407 và phân mềm MATLAB/Simulink. Hệ thống phần cứng bao gồm các cảm biến đo nhiệt độ và độ ẩm được điều khiển thông qua thuật toán Fuzzy.
Hệ thống có các chức năng sau
Giám sát, kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm trong nhà nấm.
-Điều khiển ở chế độ bằng tay và tự động tại nhà nấm hiển thị thông số về nhiệt độ và độ ẩm lên LCD.


Phân tích kinh tế kỹ thuật dự án điện mặt trời trên mái nối lưới tại Việt Nam

Luận văn này phân tích tính khả thi về mặt kinh tế cho một hệ thống điện mặt trời trên mái nối lưới. Dựa vào số liệu bức xạ mặt trời tại 32 tỉnh thành phía Nam nước Việt Nam và biểu đồ phụ tải tiêu biểu của hộ gia đình tại thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương để đưa ra mô hình tính toán và phân tích tính khả thi của hệ thống điện mặt trời trên mái nối lưới. Mô hình tính toán sản lượng điện được xây dựng dựa trên phần mêm PVsyst. Từ kết quả tính toán cho thấy đối với các hộ gia đình thông thường lắp đặt hệ thống điện mặt trời từ 3kW – 5 kW,  sản lượng điện tương ứng là 4.48 - 7.54MWh/năm là phù hợp. Giá đầu tư cho hệ thống dao động từ 54.438.500 đồng – 88.874.250 đồng (2.377USD – 3.881USD), thời gian hoàn vốn từ 6-9 năm.
Link xem toàn văn:
 https://drive.google.com/file/d/1nibwgFLAFkerpFtQP9RZZxtjnADQGUuP/view?usp=sharing

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

ePortfolio đánh giá năng lực người học trong phương pháp đào tạo trực tuyến hoặc kết hợp

Ngày nay, các công nghệ số trong giáo dục rất phát triển, việc đánh giá năng lực của người học từ truyền thống chuyển sang áp dụng công nghệ số đã được triển khai rông rãi từ nhiều năm trước. Đối với hình thức đào tạo trực tuyến hoặc kết hợp việc theo dõi cũng như đánh gia năng lực của người học thông qua các nền tảng kỹ thuật số đã được nghiên cứu và phát triển trong nhiều thập kỷ. Một hình thức đánh giá trực tuyến đơn giản nhất để đánh giá mức độ nhận thức của người học thông qua các bài giảng trực tuyến đó là thiết lập các câu hỏi hiểu bài dạng trắc nghiệm trên nền tảng Web. Với cách làm này người dạy có thể đánh giá được năng lực của người học ở mức độ nhận thức thấp (Theo thang đo mức độ nhận thức Bloom). Bên cạnh đó, các phần mềm quản lý học tập(LMS) tích hợp công cụ phân tích phổ điểm để người dạy có những điều chỉnh phù hợp cho những lần đánh giá tiếp theo.


Hình 1. Phổ điểm của người học thông qua hệ thống chấm điểm tự động của LMS

Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để đánh giá mức độ nhận thức của người học ở mức độ nhận thức cao hơn. Trong bài viết này giới thiệu một phương pháp đánh giá thông qua hồ sơ năng lực điện tử của người học. Để thiết lập phương thức đánh giá này, đòi hỏi người dạy am hiểu về công nghệ thông tin để hướng dẫn người học cách ứng dụng các công nghệ số trong hoạt động học tập của mình.

Hồ sơ năng lực điện tử là một tập hợp các minh chứng điện tử về các vấn đề nhận thức của người học về các vấn đề được người dạy đề xuất. Thông thường, các minh chứng điện tử này được trình bày thông qua các hình thức như viết tiểu luận, tổng hợp tài liệu, phân tích các vấn đề hoặc các video clip được lưu trữ trên các nền tảng Web (Hình 2. Bài viết của người học sau khi hoàn thành buổi học).



Hình 2. Bài viết của người học sau khi hoàn thành buổi học.

Thông qua các bài viết như Hình 2. Người dạy đánh giá được mức độ nhận thức của người học đối với môn học của mình. Bên cạnh đó, với cách đánh giá này người học từng bước hình thành các kỹ năng như là tìm kiếm, tổng hợp, phân tích tài liệu từ đó tự tổng hợp được kiến thức mới. Với cách làm này người học sẽ tự hình thành thói quen tự học, tự tổng hợp kiến thức mới.

Tôi nghĩ rằng trong bối cảnh công nghệ hiện tại việc triển khai đánh giá người học thông qua hồ sơ năng lực điện tử (ePortfolio) không phải vấn đề về công nghệ mà vấn là đề về cách áp dụng của người dạy. Bài viết là một gợi ý cách áp dụng đánh giá thông qua hồ sơ năng lực điện tử của bản thân tôi. Tôi hy vọng bài viết là hữu ích cho nhửng ai muốn áp dụng công nghệ trong giảng dạy.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Phương pháp sư phạm số là gì?

Phương pháp sư phạm số được hiểu chính xác là không phải áp dụng các công cụ số để giảng dạy mà thay vào đó tiếp cận các công cụ số dưới góc độ sư phạm. Người dạy sử dụng các công cụ số một cách phù hợp và quyết định khi nào nên và không nên sử dụng các công cụ số. Đồng thời, người dạy chú ý đến tác động của các công cụ kỹ thuật số đến việc học của người học. Tùy thuộc vào hình thức đào tạo mà người dạy lựa chọn công cụ phù hợp với hoạt động giảng dạy.

.

Đào tạo trực tuyến là gi?


           1. Đào tạo trực tuyến (online learning)
Giáo dục trực tuyến là phương thức đào tạo diễn ra qua internet [1] thông qua máy vi tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng được nối mạng với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể tạo các câu hỏi tương tác, các bài tập, môi trường thảo luận ảo, môi trường tương tác trực tuyến thông qua công cụ kỹ thuật số và ra đề thi cho người học học trực tuyến. Đào tạo trực tuyến là một hình thức đào tạo từ xa. Phương pháp sư phạm cho hình thức dạy học này là giáo viên trở thành người hướng dẫn và lên kế hoạch hoạt động để tăng tính tương tác, cơ hội hợp tác và người học tự tổng hợp và tạo ra kiến thức mới.
2.    Đào tạo từ xa
Đào tạo từ xà là phương thức đào tạo người dạy và người học được tách biệt về mặt địa lý. Người dạy giao tiếp với học sinh thông qua các tài liệu viết, nghe. Các hoạt động học tập của người học được người dạy lên kế hoạch cẩn thận và đưa ra các hướng dẫn để người học hoàn thành các hoạt động học tập của mình thông qua các nền tảng điện tử [2] Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số việc thiết kế các khóa học từ xa thông qua các nền tảng kỹ thuật số như là các hệ thống quản lý học tập, các công cụ tương tác thông qua mang internet trở nên phổ biến và rộng rãi.\
3. Sự khác nhau của đào tạo từ xà và đào tạo trực tuyến
 Sự khác biệt chính giữa học trực tuyến và học từ xa là vị trí. Với việc học trực tuyến (hay còn gọi là eLearning), người học có thể ở cùng nhau trong lớp với một người dạy.  Các hoạt động dạy và học có thể kết hợp trực tiếp hoặc/và thông qua nền tảng kỹ thuật số. Đối với phương pháp học từ xa, người học làm việc trực tuyến tại nhà.  Người dạy tổ chức hoạt động học tập của người học và kiểm tra dựa trên nền tảng số.
Một khác biệt thứ hai đó chính là tính tương tác. Học tập trực tuyến sẽ liên quan đến sự tương tác trực tiếp giữa người dạy và người học một cách thường xuyên. Điều này là do học trực tuyến được sử dụng như một kỹ thuật học tập kết hợp cùng với các chiến lược giảng dạy khác. Học từ xa  không có sự tương tác trực tiếp giữa người dạy và người học. Tuy nhiên, người dạy có thể dựa vào các hình thức giao tiếp kỹ thuật số như ứng dụng nhắn tin, cuộc gọi video, bảng thảo luận và hệ thống quản lý học tập (LMS) của trường.

Sự khác biệt cuối cùng giữa đào tạo trực tuyến và đào tạo từ xa là

phương pháp giảng dạy. Học trực tuyến được thiết kế để được sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp giảng dạy trực tiếp khác. Học từ xa là một phương pháp chỉ cung cấp hướng dẫn chỉ trực tuyến, không phải là một biến thể trong phong cách giảng dạy của người dạy.

Tài liệu tham khảo
1.       Introduction online learning. http://www.wlac.edu/online/index.asp
2.       Harden, R. M. "What is… Distance Learning?." Medical teacher 10.2 (1988): 139-145.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ SỐ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TRONG BỐI CẢNH GIÁO DỤC 4.0

Bài viết được đăng tạp chí Giáo Dục Việt Nam.
Nguồn: Tạp chí giáo dục Việt Nam [https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/news/Tin-tuc-su-kien/moi-quy-doc-gia-don-doc-so-471-ki-i-thang-2-2020-502.html]




Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

Chương 1.TỔNG QUAN HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

1.1 Tổng quan điện mặt trời hòa lưới trên thế giới
Trong những năm gần đây với sự phát triển của khoa học công nghệ vật liệu, hiệu suất của Pin quang điện ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó, giá pin quang điện giảm mạnh đã thúc đẩy cho sự phát triển mạnh mẽ các hệ thống pin quang điện. Theo báo cáo của IEA (Cơ quan năng lượng Quốc Tế) tính đến hết năm 2018 công suất lắp đặt điện mặt trời quang điện trên thế giới khoảng 500GW [1]. Hình 1.1. Công suất lắp đặt nhà máy pin quang điện từ năm 2000 đến năm 2018.
Hình 1.1. Công suất lắp đặt hệ thống pin quang điện từ năm 2000 đến năm 2018
Theo đó, trong thập niên 2000 sự phát triển của các hệ thống pin quang điện trên thế giới ở mức rất thấp. Tuy nhiên trong thập niên tiếp theo từ năm 2011 đến hết năm 2018 công suất lắp đặt tăng 500% so với những năm 2000.
Theo dữ liệu tổng hợp của IEA 10 quốc gia có công suất lắp đặt các hệ thống pin quang điện lớn nhất thế giới tính đến hết năm 2018 là 434 GW chiếm 86.8% tổng công suất lắp đặt trên toàn thế giới. Bảng 1.1 Công suất lắp đặt của 10 quốc gia có công suất lắp đặt lớn nhất thế giới.
Bảng 1. 1 Mười quốc gia có công suất lắp đặt lớn nhất thế giới @ 12/2018
Công suất lắp đặt hằng năm
Công suất lắp đặt lũy kế
1
Trung Quốc
45,0 GW
1
Trung Quốc
176.1GW
2
Ấn độ
10.8 GW
2
Mỹ
62.2 GW
3
Mỹ
10.6 GW
3
Nhật Bản
56.0 GW
4
Nhật Bản
6.5 GW
4
Đức
45.5 GW
5
Úc
3.8 GW
5
Ấn Độ
32.9 GW
6
Đức
3.0 GW
6
Ý
20.1 GW
7
Mê Hi Cô
2.7 GW
7
Anh
13.0 GW
8
Hàn Quốc
2.0GW
8
Úc
11.3 GW
9
Thổ Nhỉ Kỳ
1.6GW
9
Pháp
9.0 GW
10
Hà Lan
1.3 GW
10
Hàn Quốc
7.9GW

Ngoài ra các hệ thống điện mặt trời quang điện trên mái được cho là một giải pháp phát triển bền vững với những ưu điểm vượt trội như là chính phủ không phải đầu tư thêm hệ thống đấu nối, nguồn vốn đầu tư xuất phát từ các tổ chức phi chính phủ, cá nhân.  Các hệ thống điện mặt trời trên mái giải quyết được nhu cầu sử dụng điện của hộ gia đình và giảm chi phí năng lượng sản xuất.
Theo thống kê của IEA các hệ thống năng lượng mặt trời quang điện trên mái trong  hai năm từ năm 2015 đến năm 2017 tăng vượt bậc về công suất lắp đặt trên toàn cầu nhưng trong năm 2018 giảm nhẹ. Hình 1.2 hiện trạng công suất lắp đặt điện mặt trời quang điện trên mái và các trang trại điện mặt trời quang điện.

Hình 1.2. Hiện trạng các hệ thống điện mặt trời quang điện áp mái và các dạng khác.
Ở các quốc gia thuộc khối Đông Nam Á, tình hình phát triển điện mặt trời quang điện có những tăng trưởng đáng kể. Như tại Thái Lan, điện từ năng lượng mặt trời quang điện đạt công suất 167MW vào năm 2011 và 690,6 MW vào năm 2013, công suất lắp đặt dự kiến sẽ tăng lên 2000MW vào năm 2021. Tại Malaysia, năm 2012 đã có 46,81MW điện từ năng lượng mặt trời đang hoạt động và  110,18MW đang xây dựng, dự kiến đến năm 2050 sẽ tăng lên 9GW. Tại Indonesia, điện từ năng lượng mặt trời được lắp đặt chỉ đạt 14MW vào năm 2011, nhưng số lượng này tăng lên 59MW vào năm 2013. Tính đến năm 2013, chính phủ Indonesia đang đấu thầu 80 dự án liên quan đến sự phát triển của các nhà máy điện mặt trời sẽ có công suất tổng cộng lên đến 140MW.  Tại Singapore, điện từ năng lượng mặt trời được lắp đặt chỉ đạt 3,7MW vào năm 2011 và tăng lên 5,26MW vào năm 2012 [3].
Tuy có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ nhưng so với các nguồn năng lượng khác thì nguồn năng lượng mặt trời quang điện vẫn còn hạn chế. Theo báo cáo của REN21 [2] năng lượng tái tạo chiếm 26.2% trong đó các hệ thống quang điện chiếm 2.4%. Hình 1.3. Hiện trạng năng lượng tái tạo so với các loại năng lượng khác.
Hình 1.3. Hiện trạng các loại năng lượng tái tạo [2]

1.2 Tổng quan điện mặt trời hòa lưới tại Việt Nam.

a.    Các nguồn điện tại Việt Nam
Theo báo cáo thường niên của EVN đến hết năm 2018 [4] tổng công suất của các nguồn điện phát lên lưới điện quốc gia là 48573MW trong đó năng lượng tái tạo là 3476MW bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng sinh khối. Tuy có sự tăng mạnh về năng lượng tái tạo nhưng so với bức tranh tổng thể vẫn còn khiêm tốn. Bảng 1.2 Tổng công suất các nguồn điện tính đến hết tháng 12 năm 2018.
Bảng 1.2 Tổng công suất các nguồn điện của Việt Nam @ 31/12/2018
Nguồn điện
Công suất lắp đặt (MW)
%
Thủy điện
17031
35.06
Năng lượng tái tạo ( Năng lượng mặt trời, gió, sinh khối, HPPs)
3476
7.16
Nhiệt điện than
18516
38.12
Nhiệt điện ga + nhiệt điện dầu
8978
18.48
Nhập khẩu
572
1.18
Tổng cộng
48573
100


b.    Năng lượng mặt trời tại Việt Nam:  
       Trước năm 2015 năng lượng mặt trời tại Việt Nam tương đối thấp. Các hệ thống điện mặt trời trên mái nối lưới đang trong gian đoạn khởi đầu, chưa có trang trại điện mặt trời nào tại Việt Nam. Tuy nhiên nhận thấy tiềm năng và lợi ích của năng lượng tái tạo và sự cạn kiệt của nguồn năng lượng hóa thạch, Chính phủ Việt Nam đã quyết định đẩy nhanh phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời. Theo quyết định này, năng lượng mặt trời bao gồm cả nguồn tập trung lắp đặt trên mặt đất và nguồn lắp đặt trên mái nhà, dự kiến đưa tổng công suất nguồn điện mặt trời từ mức không đáng kể như hiện nay lên khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030. Điện năng sản xuất từ nguồn điện mặt trời chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% năm 2020, khoảng 1,6% vào năm 2025 và khoảng 3,3% vào năm 2030 [4]. Gần đây, các dự án điện mặt trời đã được chính quyền các cấp phê duyệt đầu tư như: Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân ở tỉnh Quảng Ngãi, công suất 19,2MW; Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong công suất 30MW, Bim 1 công suất 30MW, Sông Lũy 1 công suất 39MW ở tỉnh Bình Thuận; Nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1 ở khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa, công suất 160MW, Nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp ở tỉnh Bình Định, công suất 49,5MW v...v. Các công trình này khi đi vào hoạt động sẽ góp phần tích đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và giúp cho con người có thể sử dụng nguồn năng lượng mới thay cho năng lượng hóa thạch, góp phần bảo vệ môi trường.

     Tuy nhiên, những dự án điện mặt trời này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng năng lượng mặt trời Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/03/2016 về việc Quyết định điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 và Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg [6]quyết định về việc cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam ngày 11 tháng 04 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định tầm quan trọng của các nguồn năng lượng sạch trong việc đảm bảo điện cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với môi trường.
         Theo đó, các nhà đầu tư về năng lượng đã tập trung đầu tư mạnh vào các dự án trang trại mặt trời, từ một Quốc Gia có công suất lắp đặt điện mặt trời thấp so với khu vực Châu Á, Việt Nam đã dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về công suất lắp đặt điện mặt trời. Theo số liệu cập nhật từ Trung Tâm Điều Độ Hệ Thống Điện Quốc Gia đến hết ngày 30 tháng 06 năm 2019 tổng số nhà máy điện mặt trời hòa lưới điện Quốc gia là 89 nhà máy với tổng công suất là 4439,5 MW trong đó 73 nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của A0, 10 nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của Ax và 6 nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của PC. Hình 1.4 và 1.5 thống kê số lượng nhà máy điện mặt trời hòa lưới và sản lượng theo tuần tính đến hết ngày 30/06/2019.


 Hình 1.4 Số lượng nhà máy điện mặt trời hòa lưới@30/06/2019
Hình 1.5 Sản lượng theo tuần tính @30/06/2019
1.3 Tổng quan suất đầu tư hệ thống pin quang điện
Trong những năm gần đây với sự phát triển của công nghệ giá thiết bị cung cấp để xây dựng nhà máy điện mặt trời giảm dần theo các năm. Theo phân tích của ngân hàng thế giới, suất đầu tư các nhà máy điện mặt trời pin quang điện giảm từ 3.4 triêu USD/MW năm 2010 xuống 1.3 triệu USD/MW trong năm 2019 [8]. Hình 1.6 xu hướng suất đầu tư nhà máy quang điện trong 10 năm.
Hình 1.6. Suất đầu tư nhà máy pin quang điện tính đến năm 2019.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế IRENA [9] suất đầu tư nhà máy điện mặt trời quang điện tùy thuộc vào các quốc gia. Theo đó, suất đầu tư của các quốc gia trong khối G20 trong năm 2018 thì Ấn độ là Quốc gia có suất đầu tư là thấp nhất 793,000 USD/MW và Quốc gia có suất đầu tư cao nhất là Ca na đa với mức chi phí đầu tư lên đến 2,427,000 USD/MW ( Bảng 1.3. Suất đầu tư nhà máy pin quang điện tại các quốc gia thuộc khối G20).
Bảng 1.3. Suất đầu tư nhà máy pin quang điện tại các quốc gia thuộc khối G20 @12/2018
STT
Quốc Gia
Suất đầu tư [USD/MW]
STT
Quốc gia
Suất đầu tư
[USD/MW]
1
Ấn độ
793
11
Ắc hen ti na
1433
2
Ý
870
12
Me xi cô
1481
3
Trung quốc
879
13
Bra-zin
1519
4
Pháp
1074
14
Mỹ
1549
5
Đức
1113
15
Úc
1554
6
Indonesia
1192
16
Nam Phi
1671
7
Thổ nhỉ kỳ
1206
17
Nhật Bản
2101
8
Ả rập sau đi
1267
18
Nga
2302
9
Hàn Quốc
1326
19
Ca na đa
2427
10
Anh
1362
20


Tuy nhiên suất đầu tư của dự án điện mặt trời quang điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là: Chi phí thiết bị, chi phí xây dựng, chi phí quản lý dự án. Chi phí pin quang điện được cho là ảnh hưởng trực tiếp đến suất đầu tư dự án. Theo số liệu của IRENA [9] trong năm năm 2013 – 2018 giá pin quang điện giảm mạnh. Hình 1.6.  Chi phí mô đun pin quang điện tại một số quốc gia trong gian đoạn 2013-2018.

Hình 1.6 Giá mô đun quang điện (theo công nghệ sản xuất) tại một số quốc gia trong giai đoạn 2013-2018 @12/2018 [9]

Hơn nữa, các dự án điện mặt trời quang điện kết nối lưới mục tiêu chính là bán cho lưới điện Quốc gia tùy thuộc vào chính sách của mỗi quốc gia sẽ có giá bán điện khác nhau. Theo chính sách của Việt Nam hiện tại giá bán điện là 0.0985 USD/kWh tương đương 2035 động/kWh. Bảng 1.4 liệt kê giá bán điện 1 số quốc gia. 
Bảng 1.4 giá bán điện tại một số quốc gia
Giá bán điện
Giá bán điện[USD/kWh]
Số năm hỗ trợ
[Năm]
UK
0.052
20
China
0.059
20
Denmark
0.086
1-10
0.058
10-20
Germany
0.131
20
Italy
0.182
20
Malaysia
0.185
25
Thailand
0.21
25
France
0.263
20
Japan
0.297
21
Vietnam
0.0985
25
Tài liệu tham khảo
[1]  IEA-PVPS Reporting Countries, Becquerel Institute (BE), RTS Corporation Snapshot of Global Photovoltaic Markets (1992–2016), IEA PVPS Task 1, International Energy Agency Power Systems Programme, Report IEA PVPS T1-35-2019
[2] Sawin, J.L., et al., Renewables 2017 Global Status Report.
[3] Ismail, A.M., et al., Progress of solar photovoltaic in ASEAN countries: A review.
[4]EVN, Báo cáo thường niên, 2018
[5] Thủ Tướng Việt Nam, Số 2068- Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 25-11-2015
[6] Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 11
[7] Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc Gia, “Báo cáo tổng kết công tác đóng điện và vận hành các công trình mới nguồn điện mặt trời đến ngày 30/06/2019”,  Số 2511/ĐĐQG-ĐĐ, ngày 15 tháng 07 năm 2019.
[8] Utility-Scale Solar Photovoltaic Power Plants, https://www.ifc.org
[9] IRENA (2019), Renewable Power Generation Costs in 2018, International Renewable Energy Agency, Abu Dhabi.
[10] Thanapol Tantisattayakula, Premrudee Kanchanapiya. Financial measures for promoting residential rooftop photovoltaics under a feed-in tariff framework in Thailand.  Energy Policy 2017 260:269-109.