Để cải tiến liên tục chương trình đào tạo nói chung và cải
tiến môn học nói riêng cần nghiên cứu những vấn đề được liệt kê bên dưới.
-
Phân tích các góp ý của các bên liên
quan và chuyển tải vào chuẩn đầu ra cũng như chương trình đào tạo.
-
Đánh giá mức độ đáp ứng của các môn
học đến chuẩn đầu ra của chương trình
-
Tìm ra điểm cần cải tiến của môn học
để đề ra các phương án cải tiến môn học cho các khóa học tiếp theo.
Trong
khuôn khổ bài nghiên cứu này trình bày phương pháp cải tiến liên tục môn học mà tác giả đã triển khai.
1 Nội dung của giải pháp.
Quá trình cải tiến liên tục môn học được áp dụng thường xuyên và liên tục. Thời điểm lây số liệu để đánh giá cải tiến là sau khi sinh viên kết thúc kỳ thi cuối kỳ hoặc các bài kiểm tra giữa kỳ. Đối với kết quả đánh giá thi cuối kỳ giảng viên thu thập số liệu trong lúc giảng viên chấm bài thi.
Quá trình cải tiến liên tục môn học được áp dụng thường xuyên và liên tục. Thời điểm lây số liệu để đánh giá cải tiến là sau khi sinh viên kết thúc kỳ thi cuối kỳ hoặc các bài kiểm tra giữa kỳ. Đối với kết quả đánh giá thi cuối kỳ giảng viên thu thập số liệu trong lúc giảng viên chấm bài thi.
ü Bước
1: Giảng viên chấm điểm thi cần lấy lại số liệu của môn học bao gồm số điểm
thành phần từng môn học.
ü Bước
2: Giảng viên phân tích số liệu để đánh giá mức yếu, trung bình, Khá và giỏi của từng chuẩn
đầu ra.
ü Bước
3: Vẽ biểu đồ để phân tích tìm ra điểm cần khác phục
ü Bước
4: Đưa ra phương án cải tiến cho khóa học tiếp theo
Cụ
thể quy trình như hình 1.
Ví dụ áp dụng:
Trong môn học Cung Cấp Điện, với các chuẩn đầu ra (CO) như sau:
CO1:
Tính toán tổn thất điện năng, tổn thất công suất và tổn thất điện áp
CO2:
Xác định công suất tính toán
CO3:
Phân tích để giải quyết các vấn đề liên quan đến cung cấp điện.
Yêu cầu trong đề thi giảng viên cần phải thiết kế những câu hỏi phù hợp để đánh giá các chuẩn đầu ra đã nêu ở trên. Sau khi người học thi hêt môn giảng viên thu thập số liệu điểm của môn học cụ thể như bảng sau:
SinS Từ Người dạy vẽ được biểu đồ như hình 2. Từ bảng 2 người dạy vẽ được biểu đồ như hình 2.
Hình 2. Mức độ đạt được chuẩn đâu ra của người học
Theo biểu đồ như hình 2 số người học có mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra CO1, CO3 tương đối thấp cần phải cải tiến.
Nhận xét:
Số lượng người học không đạt là 4/17. Trong 4 người học này số lượng câu hỏi sinh viên không giải quyết được chủ yếu rơi vào
hai chuẩn đầu ra là CO1 và CO3.
Dựa trên cơ sở này giảng viên đưa
ra phương án cải tiến cho học kỳ tiếp theo cụ thể như sau:
- Tăng thời lượng giảng dạy tại lớp các vấn đề liên quan đến chuẩn đầu ra CO1 và CO3 (thay đổi kế hoạch giảng dạy)
- Xem lại phương pháp giảng dạy đáp ứng chuẩn đầu CO1 và CO3 => thay đổi phương pháp.
- Trong trường hợp này thường xuyên cho thảo luận nhóm tại lớp xoay quanh chuẩn đầu ra CO1 và CO3.
Những thay đổi này sẽ áp dụng cho các khóa học tiếp theo.
Theo tôi, với cách làm này người dạy sẽ tự phân tích được mức độ đạt được môn học của người học và điểm yếu cần cải tiến. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại liên tục sẽ làm cho môn học luôn luôn đổi mới và phù hợp với người học cũng như phù hợp với chương trình đào tạo.
0 Post a Comment:
Đăng nhận xét