Trong những năm gần đây khi mà công nghệ số phát triển một cách vượt bậc. Giới học giả, nghiên cứu dễ dàng tiếp cận các kiến thức từ những nền khoa học tiên tiến. Một trong số đó là những kiến thức mới trong lĩnh vực giáo dục phải kể đến như là công nghệ số trong giáo dục, tâm lý trong giảng dạy đại học và những kiến thức nền tảng để tổ chức lớp học hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong một nền giáo dục mỗi một trường ĐH được cho là một tế bào của nền giáo dục đó. Nói một cách rộng hơn, nền giáo dục Quốc Gia có phát triển hay không phụ thuộc vào rất nhiều các Trường đại học ở Quốc Gia đó. Có nhiều trường đại học quan niệm rằng giáo dục Đại học là nơi tạo ra kiến thức mới có trường lại cho rằng trường đại học là nơi đào tạo một nghề cho người học. Tùy theo định hướng mà các trường đại học có những chiến lược phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, dù trường đại học có phát triển theo định hướng nào thì người học là người thụ hưởng ,trải nghiệm và là sản phẩm trí tuệ của ngôi trường đó. Để có chiến lược đào tạo phù hợp người dạy đại học phải là người am hiểu các kiến thức về giáo dục như thang đo mức độ nhận thức của Bloom hay các phong cách học tập của nhà tâm lý học David Kolb. Trong bài viết này giới thiệu mô hình phong cách học tập của Kolb[1,2]
Theo Kolb người học chia làm bốn phong cách: thích học thông qua trải nghiệm, thích học bằng cách quan sát và phản ánh, thích học bằng cách thực hành, thích học bằng cách khái quát vấn đề như hình 1.
1. Thích học bằng cách quan sát và phản anh (Reflective Observation). Người học với phong cách này thích học theo xu hướng đưa ra nhiều ý tưởng mới lạ. Không thích người dạy lặp lại những kiến thức đã biết.
2. Thích học thông qua trải nghiệm: Người thích học theo phong cách này thích được trải nghiệm và giải quyết các vấn đề cụ thể như là tự tay giải các bài tập thông qua các ví dụ, thiết kế các ý tưởng dựa trên những mẫu cho trước. Người học theo phong cách này không thích trải nghiệm việc học tập trên các hệ thống LMS. Khi thiết kế lớp học trên hệ thống LMS cho những đối tượng này cần đưa những ví dụ cụ thể hoặc những đề tài liên quan đến vấn đề thực tế cần giải quyết.
3. Thích học bằng cách khái quát vấn đề: Người học theo phương pháp này sẽ biến các vấn đề phức tạp thành những vấn đề đơn giản, dễ hiểu, xúc tích. Người học theo phong cách này không thích học thuộc lòng. Tổng hợp kiến thức và tạo ra kiến thức mới thông qua các hoạt động quan sát và tổng hợp là các hoạt động yêu thích của người học theo phong cách này.
4. Học dựa trên thực hành: Người học theo phong cách này thích kết nối các bài học với những ván đề cụ thể. Họ thích làm các thí nghiệm, thực hành, không thích những buổi lý thuyết thuần.
Theo tôi, rất khó để thiết kế bài giảng để đáp ứng bốn đối tương nêu trên. Tuy nhiên, khi tham gia giảng dạy người dạy sẽ tùy vào số lượng lớn người học thích học theo phong cách nào để từ đó chọn phương án thiết kế bài giảng cho phù hợp.
[1]Kelly, C. (1997). David Kolb, the theory of experiential learning and ESL. The Internet TESL Journal, 3(9), 1-5.
[2]Kolb, D. A. (2007). The Kolb learning style inventory. Boston, MA: Hay Resources Direct.