Tư vấn tổ chức cuộc thi Minirobocon 2019 cho tỉnh Bình Phước

Cuộc thi nhằm kích hoạt sự sáng tạo, đam mê công nghệ của học sinh, sinh viên tỉnh Bình Phước.

Digital Immersion forum

Chia sẻ thuận lợi và thách thức trong quá trình chuyển đối số trong giáo dục tại diễn đàn "Digital Immersion forum" do dự án BUILD IT phối hợp đại học Arizona State University và Đại Học Công nghiệp Hà Nội tổ chức

Cuộc thi Shell Eco_marathon Europe tại London

Cuộc thi Shell eco_marathon tại London là một cuộc thi thiết kế xe tiết kiệm nhiên liệu dành cho học sinh, viên viên lớn nhất thế giới.

Tham gia khóa tập huấn tại Phần Lan

Khóa học phương pháp sư phạm số nằm trong khuôn khổ dự án EMVITET.

Tham gia tập huấn giáo dục 4.0 tại Phần Lan

Phần Lan là một đất nước có nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới.

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2022

Công cụ xây dựng chuẩn đầu ra

Trong bối cảnh giáo dục Đại học ngày nay, các trường Đại học, Cao đẳng thay đổi phương pháp tiếp cận từ mô hình dạy học dựa trên nội dung sang mô hình dạy học dựa trên năng lực. Mô hình này đòi hỏi người dạy phải xây dựng chuẩn đầu ra môn học đo lường được, từ cơ sở đó thiết kế chương trình dạy học phù hợp với năng lực đã đề ra. Ngoài ra, việc xây dựng chuẩn đầu ra đo lường được đòi hỏi người dạy phải cập nhật các kiến thức về thiết kế chương trình đào tạo cũng như thiết kế các hình thức dạy học và đánh giá phù hợp. Tuy nhiên, đa số người dạy khi áp dụng các lý thuyết giáo dục để xây dựng chuẩn đầu ra vẫn còn gặp nhiều lỗi dẫn đến chuẩn đầu ra chưa thực sự phù hợp. Chính vì lẽ đó, Tôi và các cộng sự xây dựng bộ công cụ đo lường chuẩn đầu ra để hỗ trợ người dạy xây dựng chuẩn đầu một cách hiệu quả.

Hiện nay, bộ công cụ phổ biến được nhiều trường đại học trong và ngoài nước sử dụng trong thiết kế chuẩn đầu ra môn học đó là thang đo mức độ nhận thức Bloom [1]. Thang đo mức độ nhận thức Bloom (Bloom’s taxonomy) bao gồm ba miền chính: Miền kiến thức, Miền kỹ năng và Miền Thái Độ. Tương ứng với mỗi miền là các cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ tương ứng sẽ có các động từ phù hợp.

Hình 1. Thang đo mức độ nhận thức Bloom

Dựa trên lý thuyết này, Tôi và các công sự đã xây dựng bộ công cụ ‘’Xây dựng chuẩn đầu ra ’’ hỗ trợ Quý Thầy/Cô trong việc xây dựng chuẩn đầu ra một cách hiệu quả. Tôi mong rằng công cụ này sẽ giúp quý Thầy/Cô tiết kiệm thời gian và đặc biệt là loại bỏ các sai xót trong quá trình xây dựng.

 Link dùng thử:  Xây dựng chuẩn đầu ra (xay-dung-chuan-dau-ra-tool.netlify.app)


Kính mong quý Thầy/Cô góp ý để nhóm cải tiến và hoàn thiện bộ công cụ. Các góp ý Quý Thầy Cô comment trực tiếp trong phần comment.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

Dự án giáo dục đã thực hiện

 Bối cảnh giáo dục Việt Nam trong giai đoạn 2016-2022 với các chính sách về đảm bảo chất lượng thay đổi, dẫn đến sự bùng nổ về hoạt động kiểm định giáo dục theo các bộ tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Theo đó, việc thiết kế lại chương trình đào tạo dựa trên năng lực cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá được các trường Đại học trong nước chú trọng và đầu tư. 

Trong giai đoạn 2016-2018, là người chịu trách nhiệm chính trong việc đổi mới chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA (Phiên bản 3.0) kết quả đến năm 2019 chương trình được tổ chức AUN-QA (Tổ chức mạng lưới bảo đảm chất lượng của các trường ĐH ASEAN) công nhận. Dựa trên kết quả đó cũng như quá trình tôi tham gia các dự án về giáo dục như là BUILD IT và EMVITET. Tôi đã thực hiện các dự án giáo dục cho các trường ĐH trong nước như sau:

1. Phát triển chương trình đào tạo Khối Kỹ thuật cho Trường ĐH Văn Lang (2021)

2. Phương Pháp đo lường chuẩn đầu ra, xây dựng Rubric cho Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Đà Nẵng (2021)

3. Phương pháp xây dựng đề cương theo chuẩn đầu ra Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh (2022)

4. Dự án "Phương pháp thiết kế dạy học dựa trên năng lực", GIZ Trường Cao đẳng Kỹ nghệ 2 (2022)

Bên cạnh đó, việc tích hợp công nghệ số trong giáo dục đại học được đẩy mạnh do tác động của đại dịch COVID. Trong giai đạon đầu của đại dịch hầu hết giáo viên đề ứng dụng công nghệ số trong dạy học tuy nhiên phương pháp tiếp cận chưa phù hợp. Đa số giáo viên tiếp cận phương pháp sư phạm số theo góc nhìn của phương pháp sư phạm truyền thống dẫn đến sự hiệu quả không cao. Tôi may mắn tham gia dự án EMVITET (Dự án phát triển năng lực giáo viên hướng đến giáo dục 4.0) do đó, tôi có phương pháp tiếp cận phù hợp và hướng dẫn giáo viên tại trường tôi đang công tác phương pháp sư phạm số. Dựa trên cơ sở đó tôi được mời chia sẻ cụng như tập huấn các buổi về Phương pháp sư phạm số như được liệt kê bên dưới.

1. Phương pháp sư phạm số cho các trường ĐH thuộc dự án BUILD IT (2021)

2. Công nghệ số trong giảng dạy đại hoc cho các trường Đại Học thuộc dự án EMVITET (2022)

3. Tham dự diễn đàn " Digital Immersion forum" (2022)

4. Dự án "Phương pháp sư phạm số, GIZ Vietnam, Trường cao đẳng Kỹ nghệ 2 

Các hình ảnh tại diễn đàn "Digital Immersion forum"




Dự án phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra và phương pháp sư phạm số cho GIZ Việt Nam




Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022

Chuyển đổi góc nhìn tạo dựng tương lai

  NXThinking cung cấp một cách để khám phá các vấn đề trong thế giới thực và tạo ra các giải pháp tiềm năng. Triết lý của NXthinking (xem hình 1) là sự kết hợp của những phương pháp giải quyết vấn đề dựa trên phân tích các khía cạnh như là Big Picture (Bức tranh tổng thể), connection (Sự kết nối), Perspectives góc nhìn của các bên liên quan), the future (Viễn cảnh tương lai), và sự thay đổi để đạt được mục tiêu mong đợi(Change).

Hình 1. Định nghĩa của Shell về NXthinking (Nguồn: NXThinking | NXplorers)

Thinking about the Big Picture

Các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày thường xuất phát từ 2 yếu tố đó là yếu tố tự nhiên và yếu tố do con người tạo ra. Do đó, khi suy nghĩ phương pháp giải quyết một vấn đề nào đó cần lưu ý đến tính hệ thống của nó bao gồm các mối liên hệ của các yêu tố liên quan cũng như mức độ sự kết nối của các yếu tố. Bức tranh tổng thể thể hiện sự kết nối của các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề cần giải quyết, giúp chúng ta giải quyết vấn đề mang tính hệ thống và các giải pháp đưa ra không ảnh hướng đến các yếu tố khác.   

Thinking about connection

Khi chúng ta nghiên cứu về bức tranh tổng thể chúng ta không thể giải quyết được tất cả các vấn đề khác nhau liên quan đến vấn đề thực tế.  Bằng cách tìm kiếm sự kết nối chúng ta sẽ tìm thấy nhiều yếu tố vận hành độc lập, không liên quan đến vấn đề cần giải quyết cũng như những vấn đề lien quan chặt chể đến vấn đề cần giải quyết. Bằng cách suy nghĩ về sự kết nối chúng ta sẽ xác định được các yếu tố cần giải quyết cũng như các yếu tố cần loại bỏ. Đê thực hiện việc này Shell đưa ra cho chúng ta một bộ công cụ Vòng kết nối Connections-Circle-EN.pdf (nxplorers.com) 

Thinking about Perspectives

Góc nhìn của chúng ta giống như một kính viễn vọng để quan sát thế giới xung quanh. Mỗi một cá nhân đều có một góc nhìn về thế giới xung quanh theo góc nhìn của họ. Để giải quyết một vấn đề mang có tính hiệu quả, chúng ta cần thu thập nhiều góc nhìn khác nhau bằng cách phỏng vấn các bên liên quan về các vấn đề mà chúng ta đang giải quyết. Bời vì, khi hiểu sâu về vấn đề giúp chúng ta giải quyết vấn đề mang tính hệ thống và có sự thấu cảm. Bộ công cụ Perspectives Circuit Perspectives-Circle-EN.pdf (nxplorers.com)

Thinking about future

Khi suy nghĩ về  viễn cảnh tương lai, chúng ta sẽ thiết lập mục tiêu cần phải thực hiện từ đó lập kế hoạch và lộ trình thay đổi hiện tại để đạt được các mục tiêu tương lai. Để thực hiện việc này Shell đã xây dựng bộ công cụ SCENARIO PLANNING QUADRANT Scenario-Planning-Quadrant-EN.pdf (nxplorers.com)

Công cụ này hướng cách sử dụng lập kế hoạch kịch bản để vạch ra nhiều loại viễn cảnh tương lai có thể xảy ra. Lập kế hoạch theo kịch bản giúp bạn xem xét các xu hướng hiện tại để có thể đưa ra dự đoán đúng đắn về tương lai và đưa ra quyết định tốt hơn ntại thời điểm hiện tại. Giai đoạn này rất quan trọng vì các kịch bản xuất hiện sẽ thông báo cho bạn quyết định những hành động hoặc dự án nào cần thực hiện. Có một tầm nhìn rõ ràng về một tương lai ưa thích cho phép bạn thực hiện các bước cần thiết để tạo ra nó.

Thinking about of change

Khi suy nghĩ về sự thay đổi có những thay đổi mang tính khả thi và có những thay đổi không mang lại lợi ích vậy làm thế nào để tạo ra sự thay đổi có tính khả thi cao, có thể áp dụng và triển khai mang tính rộng rãi. Shell cung cấp bộ công cụ gọi là "Phễu khả thi" giúp chúng ta lựa chọn được phương án giải quyết vấn đề hiệu quả và mang tính khả thi cao. Bộ công cụ "Phễu khả thi " các bạn tải tại đây Feasibility-Funnel-EN.pdf (nxplorers.com)  Bên cạnh phễu khả thi, Shell cung cấp bộ công cụ thứ 2 trong giai đoạn này là Ripple Effect. Bộ công cụ này hỗ trợ các bạn xác định các ảnh hưởng có thể xảy ra khi sự thay đổi diễn ra. Link tải bộ công cụ Ripple Effect Perspectives-Circle-EN.pdf (nxplorers.com) Điều quan trọng nhất là khi bạn đã xác định được các hành động thay đổi bạn cần trình bày các ý tưởng và kêu gọi sự đầu tư của các bên liên quan. Kỹ năng trình bày ý tưởng là yếu tố quyết định cho sự thành công dự án của bạn. Shelll cung cấp bộ công cụ PERSUASION PYRAMID hỗ trợ các bạn trình bày ý tưởng một cách hiệu quả Persuasion-Pyramid-EN.pdf (nxplorers.com)

Theo tôi, khi áp dụng bộ công cụ này đề giải quyết một vấn đề trong cuộc sống hàng ngày cũng như những vấn đề mang tính vĩ mô đều mang lại hiệu quả cao khi tuân thủ các bước từ giai đoạn "Khám phá nguyên nhân" giai đoạn "kiến tạo" đến "thay đổi. Đối với sinh viên đang học khi hiểu rõ và áp dụng bộ công cụ này trong giải quyết các vấn đề khi ra trường các bạn sẽ là các đối tượng được các doanh nghiệp chào đón. Đối với giảng viên và người đi làm bộ công cụ này hỗ trợ các bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Đối với cán bộ quản lý khi áp dụng bộ công cụ này hỗ trợ các bạn đưa ra quyết định phù hợp.


Thứ Tư, 21 tháng 9, 2022

Giáo dục 4.0: Giáo dục dựa trên năng lực

 Đổi mới phương pháp dạy và học là cụm từ thường xuyên được nhắc tới trong suốt thập niên gần đây. Một số nghiên cứu của các nhà giáo dục học trên thế giới đã chỉ ra rằng thói quen người học đã thay đổi khi khoa học công nghệ thay đổi [1,2]. Thời gian tự học của người học giảm dần và thói quen làm việc nhóm để giải quyết các vấn đề trên lớp hình thành. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng công nghệ trong các hoạt động học tập đã trở thành văn hoá. Tuy nhiên, việc chuyển đổi thói quen người học đã hình thành trong một thời gian dài, để thích ứng với cách học mới đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học cần xây dựng lộ  trình và phương pháp tiếp cận phù hợp. Bài viết này trình bày hệ sinh tháo giáo dục hướng đến giáo dục 4.0 nòng cốt là mô hình phát triển giáo dục hướng đến năng lực người học (hình 1).

                       Hình 1. Mô hình phát triển giáo dục hướng đến năng lực người học

 Hệ sinh thái học tập: Hê sinh thái học tập trong mô hình này định hướng phát triển một hệ thống năng động bao gồm cơ sở hạ tầng  và nguồn nhân lực dựa trên quan điểm học tập với hướng tiếp cận giáo dục dựa trên năng lực. Theo đó, giảng viên thay đổi vai trò từ giảng dạy sang vai trò người theo dõi, hỗ trợ và khuyến khích người học. Một ví dụ về hệ sinh thái học tập tại cơ sở giáo dục ngoài công lập.

 Theo đó, cơ sở giáo dục sẽ thành lập nhóm phát triển giáo dục thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp sư phạm, công nghệ số giữa các khối ngành. Mô hình dạy và học hiệu quả thường xuyên áp dụng cho khối ngành kỹ thuật đó là mô hình “Project based learning” tuân thủ quy trình từ xác định vấn đề đến sản xuất sản phẩm mẫu gắn liền với nhu cầu của xã hội.  Trong hệ sinh thái học tập này, người học đóng vai trò rất quan trọng. Người học hoàn toàn chủ động thông qua các hoạt động trước, trong và sau giờ học. Để người học chủ động, cơ sở giáo dục xây dựng các phòng tự học tại thư viện và tại tất cả các cơ sở trong trường. Các phòng nghiên cứu mở (open lap) để khuyến khích người học phối hợp với bạn cung lớp và giáo viên đồng sáng tạo ra những sản phẩm mới và kiến thức mới. Bên cạnh đó, các phòng học hiện đại được xây dựng với thiết kế tạo mọi điều kiện cho các hoạt động dạy và học tích cực như là bàn ghế có thể ghép nhóm, màn hình tivi, máy chiếu và wifi.

Công nghệ dạy và học: Sự thay đổi của công nghệ dẫn đến thói quen của người học sẽ thay đổi từ học trực tiếp sang các mô hình học trực tuyến, mô hình học tập kết hợp (trực tuyến và trực tiếp). Người dạy cần sử dụng công cụ phù hợp cho từng mô hình dạy học nên cần được được đào tạo năng lực số trong giảng dạy. Bên cạnh đó, cơ sở giáo dục cần phát triển hệ thống LMS  và một số công cụ hỗ trợ dạy học như là Padlet, Zoom, Google jamboard… Đặc biệt,  hệ thống hồ sơ năng lực điện tử (ePortfolio) hỗ trợ người dạy theo dõi sự tiến bộ cũng như nhận thức của người học là rất quan trọng.

Phương pháp sư phạm:  Đối với quan điểm dạy học dựa trên năng lực, các hoạt động dạy và học đều tập trung vào chuẩn đầu ra. Theo đó, người dạy tập trung vào năng lực nghề nghiệp thực tế mà người học cần đạt được để hỗ trợ người học đạt được kiến thức, kỹ năng thông qua học tập tích cực và cá nhân hóa người học. Đánh giá người học thay đổi theo hướng đa dạng phương pháp có sự hỗ trợ các công cụ và phần mềm thông qua việc triển khai các bài trình bày dạng hồ sơ năng lực điện tử, các video các bài thảo luận nhóm cho người học.

Đổi mới phương pháp dạy và học hướng đến năng lực người học là xu thế để tiến đến giáo dục 4.0. Tuy nhiên, để triển khai một cách đồng bộ ngoài các yếu tố kỹ thuật như hệ sinh thái học tập, công nghệ dạy và học và phương pháp sư phạm. Theo tôi các cơ sở giáo dục cần quan tấm đến yếu tố lấy con người làm trung tâm cho sự thay đổi là yếu tố tiên quyết cho sự thành công. 

Tài liệu tham khảo.

1.     Kumar, S. (2015). Study habits of undergraduate students. International Journal of Education and Information Studies5(1), 17-24.

Poscia, A., Frisicale, E. M., Parente, P., Milia, D. I. L., Waure, C. D., & Pietro, M. L. D. (2015). Study habits and technology use in Italian university students. Annali dell'Istituto superiore di sanita51, 126-130

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2022

Công cụ lập kế hoạch bài giảng lee schedule toolkit

Bộ công cụ thiết kế bài giảng trực tuyến Lee schedule toolkit được thiết kế chạy trên nền tảng web. Bộ công cụ không cần cài đặt và tương thích với các thiết bị di động.

Bộ công cụ hỗ trợ lập kế hoạch thiết kế khóa học, trực tuyến, hoặc và kết hợp theo mô hình lớp học đảo ngược, phong cách học tập của Kolb và mô hình ABC design. Theo đó, cấu trúc của khóa học được chia làm hai giai đoạn giai đoạn tự học và giai đoạn học có sự hướng dẫn của người dạy hay còn gọi là giai đoạn học trên lớp.

Link truy cập bộ công cụ: https://lee-schedule-toolkit.web.app/

Link hướng dẫn sử dụng:Link

Giai đoạn tự học: Người học tự tương tác với tài liệu thông qua các hệ thống quản lý học tập như là Moodle, Google classroom  hay là các phần mềm quản lý học tập khác. Để người học tương tác một cách hiệu quả với tài liệu học tập người dạy cần thiết kế các hướng dẫn cụ thể về sử dụng công nghệ cũng như phương pháp truy cập vào các học liệu số. 

Giai đoạn học có sự hướng dẫn của người dạy: Giai đoạn này việc học có thể học trên lớp hoặc học trực tuyến thông qua hình thức trực tuyến đồng thời sử dụng các công cụ hội thảo trực tuyến Video (Zoom, Google meet, MS Team). Người dạy sẽ thiết kế các hoạt động dạy và học thông qua các hoạt động tương tác trực tiếp.

Các hoạt động dạy và học

     Phần mềm tích hợp các hoạt động dạy và học như bảng 1.

Bảng 1. Các hoạt động dạy và học

 

Người dạy sẽ thiết kế những thông tin người dạy muốn chuyển đến người học (Đề cương, phương pháp đánh giá, nội dung giảng dạy, các hướng dẫn…)

 

Người dạy thiết kế các hoạt động thảo luận

 

Người dạy thiết kế các hoạt động hợp tác

 

Người dạy thiết kế các các hoạt động tìm kiếm và tổng hợp tài liệu

 

Người dạy thiết kế các các hoạt động thực hành tại lớp hoặc /và trực tuyến

 

Người dạy thiết kế các hoạt động người học tạo ra các sản phẩm. Như là cái bài viết, các báo cáo, hoặc các sản phẩm cụ thể ( Học dựa trên dự án)

 

Người dạy thiết kế các hoạt động đánh giá người học mang tính thường xuyên trong suốt quá trình học một khóa học

 

Người dạy thiết kế các hoạt động đánh giá người học sau khi hoàn thành khóa học như là đánh giá cuối kỳ.

 

Người dạy thiết kế cho các hoạt động tiếp nhận của người học thông qua tương tác các tài liệu (sách, bài giảng video).

 

 




Thứ Ba, 3 tháng 5, 2022

Huy hiệu kỹ thuật số - Giáo dục dựa trên năng lực.

Huy hiệu kỹ thuật số trong giáo dục là một biểu tượng hoặc chỉ báo xác thực về thành tích, kỹ năng, phẩm chất mà người học đạt được trong các môi trường học tập khác nhau [1]. 

Huy hiệu vật lý đã được sử dụng hàng trăm năm trong các lĩnh vực khác nhau nhưng huy hiệu kỹ thuật số mới được hình thành trong những năm gần đây khi mà các nền tảng số phát triển nhanh chóng và cho phép người dùng tuỳ biến phát hành các huy hiệu số. Theo các nhà nghiên cứu giáo dục [2] huy hiệu kỹ thuật số đang nhanh chóng trở thành một công cụ thích hợp, dễ dàng và hiệu quả cho các nhà giáo dục, các nhóm cộng đồng và các tổ chức nghề nghiệp khác để triển lãm và khen thưởng những người tham gia và đạt được các kỹ năng trong quá trình phát triển nghề nghiệp hoặc học chính thức và không chính thức.

 Để xây dựng huy hiệu kỹ thuật số cần xác định các tiêu chí về năng lực cần đạt của người học, các minh chứng người học cần cung cấp. Khi đạt được các năng lực phù hợp với tiêu chí người học sẽ được cấp huy hiệu kỹ thuật số. Hình 1. Huy hiệu kỹ thuật số khi hoàn thành các tiêu chí về việc sử dụng công nghệ số trong giảng dạy. Bên cạnh đó, huy hiệu số tích hợp thông tin về năng lực cần đạt như hình 2.

Hình 1. Huy hiệu số 

This meta badge is issued to a person who has demonstrated competences of the badges: Establishing: - learning design Pedagogy Edu 4.0 - technology in Edu 4.0 - learning ecosystem in Edu 4.0 Piloting: - pedagogical practices in Edu 4.0 - technology in Edu 4.0 - learning ecosystem in Edu 4.0 Ingraining: - pedagogy in Edu 4.0 - technology in Edu 4.0 - learning ecosystem in Edu 4.0

Issuer

Hämeen ammattikorkeakoulu/ Häme University of Applied Sciences (HAMK)

Issued On

2022-05-01

Expires

-
Link:Open Badge Factory validator

Hình 2. Thông tin huy hiệu số


Bên cạnh đó, huy hiệu kỹ thuật số tích hợp các thông tin như chuẩn đầu ra người học cần đạt, tiêu chí của huy hiệu, ngày phát hành, đơn vị phát hành và mô tả minh chứng cho việc người học hoàn thành chuẩn đầu ra cần đạt của huy hiệu. Bản thân tôi tham dự các khoá học của dự án EMVITET "Tăng cường năng lực giảng dạy của giảng viên tại Việt Nam hướng tới nền tảng giáo dục 4.0 " với các nhiệm vụ từ năm 2019 -2022 do các thành viên của Trường đại học Hamk, Phần Lan; Trường Đại Học Dublin City, Ai Len và Trường Đại Học Kuleuven, Bỉ.  Khi tôi hoàn thành các nhiệm vụ sẽ được cấp các huy hiệu kỹ thuật số. Mục tiêu của dự án là các thành viên phải đạt được 9 huy hiệu cho mỗi lĩnh vực như Phương pháp sư phạm, công nghệ số trong giảng dạy và hệ sinh thái giáo dục 4.0 (xem hình 3).  Các minh chứng về năng lực cần đạt là các bài viết của tôi trên hệ thống hồ sơ năng lực điện tử. . 


                                                              Hình 2.  Huy hiệu kỹ thuật số 

Các lợi ích khi sử dụng huy hiệu số trong trường đại học

Đối với người học, huy hiệu số chính là “giấy chứng nhận” trực tuyến cho các thành tích mà người học đạt được trong quá trình học tập tại trường.. Tuỳ vào mục tiêu phát triển người học như thế nào, mỗi trường đại học sẽ xây dựng hệ thống các hoạt động ứng với các phẩm chất, kỹ năng, thái độ, kiến thức mà người học cần đạt được. Với mỗi hoạt động sau khi hoàn thành, người học sẽ được cấp huy hiệu tương ứng. Như vậy, trong suốt quá trình học tập của mình, người học phấn đấu tích luỹ các huy hiệu và từng bước làm “dầy” thêm hồ sơ năng lực của mình. Huy hiệu số trở thành một phần giá trị trong hồ sơ năng lực của người học sau khi ra trường.. 
Đối với cơ sở giáo dục tại Việt Nam, việc thiết kế và sử dụng huy hiệu số là hoạt động phù hợp với xu thế của giáo dục quốc tế trong thời đại công nghệ số.
Các huy hiệu số được chia sẻ và sử dụng trong môi trường số, nên hình ảnh, thông tin của trường sẽ tiếp cận được với nhiều đối tượng. Đây là cách truyền thông hiệu quả và chất lượng trong bối cảnh các trường đại học của Việt Nam đang “đau đầu” với các chiến lược quảng bá hình ảnh của trường trong mỗi mùa tuyển sinh. 
Đối với các đơn vị tuyển dụng, huy hiệu số do các trường đại học cấp cho sinh viên là kho dữ liệu giá trị khi xem xét hồ sơ năng lực của sinh viên tốt nghiệp. Thông tin về năng lực của người học được công bố rõ ràng và đa dạng. Doanh nghiệp cũng dễ dàng “đặt hàng” với trường về việc đào tạo các năng lực khác cho người học để đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và thể hiện đầy đủ thông tin đó thông qua huy hiệu số. Như vậy, nhà trường và đơn vị tuyển dụng đã xây dựng thành công hồ sơ năng lực trực tuyến cho người học. Đây là cơ sở dữ liệu phù hợp, tiện lợi, có giá trị khi mọi thông tin về năng lực của ứng viên được tích hợp đầy đủ trong hồ sơ tuyển dụng.

Tài liệu tham khảo 

[1]Watters, Audrey. "Master a new skill? Here's your badge". O'Reilly Radar. Retrieved November 21, 2012.
 [1]Shields, R. & Chugh, R, 2017, ‘Digital badges – rewards for learning?’, Education and Information Technologies, vol. 22, no. 4, pp. 1817–1824, doi: 10.1007/s10639-016-9521-x.

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

Dự án BUILT-IT những giá trị lớn về Khoa học giáo dục đến từ nước Mỹ

DỰ ÁN THÚC ĐẨY HỢP TÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC - DOANH NGHIỆP  THÔNG QUA ĐỔI MỚI VÀ CÔNG NGHỆ (BUILT -IT)  hỗ trợ các trường Đại Học Việt Nam với các mục tiêu cụ thể (1) Nâng cao năng lực lãnh đạo và chiến lược hướng đến tự chủ trong giáo dục đại học; (2) Nâng cao chất lượng chương trình đào tạo thông qua kiểm định quốc tế; (3) Triển khai chương trình học tập dựa trên dự án. Đối tác triển khai dự án là Đại học Bang Arizona, Mỹ. Các Trường Đại học Việt Nam tham gia dự án bao gồm Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng; ĐH Bách Khoa TPHCM, ĐH Lạc Hồng, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM, ĐH Công Nghiệp TPHCM và ĐH Cần Thơ.

Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ tại Đài Loan trở về nước vào cuối năm 2016, tôi bắt đầu tham gia dự án như là một thành viên cốt lõi. Tôi tham gia rất nhiều các khóa tập huấn do BUILT - IT tổ chức về khoa học giáo dục điển hình như là các khóa tập huấn về Phương pháp xây dựng mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, phương pháp thiết kế chương trình đào tạo, phương pháp đánh giá phù hợp với chuẩn đầu ra cho đến các khóa thuần về sư phạm như là các khóa học Master teacher training sau đó là khóa Facilitator and Master Teacher Training. Sau khi kết thúc khóa tập huấn tôi và các cộng sự tại LHU đã tự tổ chức đào tạo 02 khóa Master teacher training (MTT) dựa trên format của Đại Học bang Arizona.


 

Hình 1. Các khóa tập huấn Master teacher training tự đào tạo theo Format của Trường ASU tại LHU 

Bên cạnh các khóa học về sư phạm tôi tham gia triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường LHU dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ một cách có hệ thống từ dự án BUILT - IT. Tôi đã hoàn thành kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA vào cuối năm 2018. Nối tiếp thành công đó, tôi tiếp tục phát triển các chương trình đào tạo của LHU theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế đến thời điểm hiện tại đã có 6 chương trình đào tạo của ĐH Lạc Hồng đạt đánh giá chất lượng theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA.





Hình 2. Các Khoa tại LHU tham gia đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA

Ngoài đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA, BUIT - IT còn hỗ trợ LHU tham gia kiểm định chất lượng 02 chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn ABET (Mỹ) . BUILT - IT đã tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về phương pháp đo lường chuẩn đầu ra và mời các đánh giá viên có kinh nghiệm của ABET đến LHU tập huấn. Tôi thật may mắn khi được làm việc cùng các chuyên gia hàng đầu về kiểm định của ABET như là Tiến Sĩ Scott, Tiến Sĩ Jonh và các thành viên kiểm định chất lượng của ASU tại Việt Nam, tôi đã nhận được nhiều giá trị cũng như kinh nghiệm của các chuyên gia ABET đến từ Mỹ.  Những giá trị này không những giúp ích cho LHU, cho những đơn vị mà Tôi cùng đồng hành mà còn góp phần không nhỏ cho sự thay đổi  nhận thức về khoa học giáo dục tại Việt Nam.

Hình 3. Cùng làm việc với chuyên gia ABET và các cộng sự ĐH ASU tại LHU

Hơn nữa dưới tác động của đại dịch COVID 19 các khóa học về phương pháp sư phạm số được tổ chức bằng hình thức trực tuyến do tiến sĩ Jimmy chủ trì tôi đã hoàn thành 6 khóa học trực tuyến bằng hình thức trực tuyến đồng thời. Sau khi kết thúc khóa học tôi cùng các cộng sự tại LHU tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm về tương tác trong các lớp học trực tuyến cũng như phương pháp sử dụng một số công cụ số trong hỗ trợ dạy học. Cũng trong thời gian nay tôi cùng Ts. Jimmy và các giáo viên đến từ các trường đại học thành viên của dự án xây dựng khóa đào tạo phương pháp sự phạm số để đào tạo lại cho các giáo viên tại các trường thành viên. Một trong những điểm tâm đắc nhất của tôi về dự án là cách vận hành để tiến tới sự phát triển bền vững khi dự án kết thúc, đó là tìm ra những nhân tố sẵn sàng tiếp tục duy trì tinh thần của dự án thông qua các khóa đào tạo người hướng dẫn điển hình như hình 3. Hiện tại, tôi cùng các giáo viên thành viên của dự án tập huấn khóa đầu tiên Phương pháp sư phạm số cho các giảng viên thuộc các trường đại học thành viên của dự án theo Format mà tôi cùng các giáo viên dự án đã thiết kế dưới sự hướng dẫn của Ts. Jimmy. 
Hình 3. Chứng chỉ do Built - It cấp  khi hoàn thành khóa tập huấn Digital Pedagogy in Higher education Facilitator

Hình 4. Tôi và các cộng sự tham gia khóa tập huấn thiết kế khóa học trực tuyến


Hình 5. Khóa tập huấn Phương pháp sư phạm số do Ts. Jimmy tập huấn

Một trong những giá trị tôi cho rằng mang lại lợi ích có tính hệ thống cho các trường thành viên là các khóa đào tạo triển khai và vận hành KPIs dưới sự hướng dẫn của TS. Kathy, sự hỗ trợ của Mr Thái và các cộng sự. Trong thời gian đầu tôi cùng một số lãnh đạo chủ chốt của LHU tham dự khóa tập huấn, sau đó xây dựng lại chiến lược của LHU theo mô hình KPIs mà chúng tôi được đào tạo. Tôi cho rằng khi vận dụng hệ thống KPI đúng cách các trường thành viên sẽ hoàn thành được các mục tiêu chiến lược đề ra một cách hiệu quả và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.


Hình 6. Mô hình KPIs do Ts. Kathy đào tạo


HÌnh 7.  Tôi cùng các lãnh đạo chủ chốt của LHU tham dự một buổi coaching về xây dựng KPI

Từ những hoạt động nói trên, tác động của dự án mang lại cho cá nhân tôi là rất lớn. Theo quan điểm cá nhân tôi, những giá trị mà tôi nhận được từ dự án thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn và đồng hành của BUILT - IT đã thay đổi về mặt tư duy nhận thức, cũng như năng lực quản lý giáo dục của tôi một cách hệ thống. Từ tư duy khoa học xây dựng một chương trình đào tạo đến phương pháp vận hành, đào tạo và quản lý các hoạt động giáo dục đại học thích ứng với sự thay đổi của môi trường doanh nghiệp. Khi dự án kết thúc tôi mong muốn đóng góp một phần công sức để lan tỏa các giá trị mà dự án mang lại cho các trường ĐH chưa tham gia dự án.

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2022

Dự án EMVITET và sự phát triển bền vững

Dự án EMVITET  nhằm mục tiêu thúc đẩy giáo viên Việt Nam hướng đến giáo dục 4.0. Dự án được tài trợ bởi liên minh Châu Âu do ba trường đại học của Châu Âu thiết kế nội dung giảng dạy bao gồm Trường Đại học Hamk, Phần Lan; Trường Đại Học Dublin City, Ai Len và Trường Đại Học Kuleuven, Bỉ.  Trong khuôn khổ của dự án có 6 trường Đại Học của Việt Nam được tài trợ đó là Đại Học Lạc Hồng, Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Đà Nẵng, Trường Cao đẳng Công Thương, Trường Cao Đẳng công nghiệp Huế và Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ 2. Dự án bắt đầu năm 2019 và kết thúc năm 2022.

Hình 1. Mục tiêu của dự án

Tôi tham gia dự án với vai trò là thành viên cốt lõi của dự án (Core team). Tôi và một số thành viên của LHU được cử sang Phần Lan tham gia các khóa đào tạo về giáo dục 4.0 với nhiệm vụ của tôi và các thành viên sau khi hoàn thành các khóa học phải đào tạo và triển khai các hoạt động về giáo dục 4.0 tại LHU. 
Trong khoảng thời gian đầu nhận thức của tôi về phương pháp sư phạm số đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc dạy và học. Sau khoảng thời gian áp dụng và triển khai tôi đã thay đổi nhận thức về phương pháp sư phạm số. Tôi cho rằng việc áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học phải dưới góc nhìn của phương pháp sư phạm. Đối với các môn học khác nhau sẽ có những cách dạy và học khác nhau, từ đó lựa chọn các công nghệ giảng dạy phù hợp. Việc kết hợp công nghệ với phương pháp sư phạm đòi hỏi người dạy không những có năng lực về kỹ năng số mà còn năng lực lập kế hoạch, quản lý lớp học trên các môi trường và nền tảng khác nhau.


Hình 2. Các thành viên LHU hoàn thành khóa tập huấn tại Phần Lan

Dưới tác động của đại dịch COVID 2019 giảng viên phải thích ứng và chuyển từ hình thức giảng dạy truyền thống sang hình thức giảng dạy trực tuyến. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đầu của đại dịch hầu hết người dạy chủ yếu áp dụng các công cụ họp trực tuyến (Zoom, Google Meet...) để giảng dạy trực tuyến theo phương pháp truyền thống. Điều này dẫn đến hiệu quả không cao, người học tương tác với nội dung và người dạy không đạt được hiệu quả như mong đợi. Để giải quyết vấn đề này người dạy cần phải hiểu rõ các hình thức giảng dạy trực tuyến như là hình thức trực tuyến đồng thời và trực tuyến không đồng thời từ đó đưa ra kế hoạch tương tác cho phù hợp. trước tình hình đó tôi cùng các thành viên trong dự án tổ chức các khóa tập huấn như là phương pháp lập kế hoạch các khóa học trực tuyến; Kỹ thuật tương tác trực tuyến; kỹ thuật đánh giá trực tuyến, từ đó người dạy triển khai các khóa học trực tuyến hiệu quả hơn.

Hình 3. Các khóa tập huấn tại LHU do tôi chủ trì

Dự án đang trong giai đoạn cuối. Do đó, để phát triển bền vững  các thành viên của dự cần xây dựng các hướng dẫn triển khai giáo dục 4.0. Dựa trên cơ sở đó từ ngày 21 đến 25 tháng 2 năm 2022 tại Đại Học Sư phạm Kỹ Thuật Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo triển khai xây dựng hệ sinh thái học tập hướng đến giáo dục 4.0.


Hình 4. Chủ đề của hội thảo tại ĐH Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng

Hình 5. Thành viên cốt lõi của LHU tham gia hội thảo

Hình 6. Poster tại hội thảo (Tôi cùng Cô Văn Đình Vỹ Phương biên soạn)

 Theo đó, các thành viên của dự án sẽ cùng nhau xây dựng hướng dẫn triển khai giáo dục 4.0 vào ba chủ đề:
  1.  Hệ sinh thái giáo dục 4.0
  2.  Phương pháp sư phạm giáo dục 4.0
  3. Các công nghệ số trong giáo dục 4.0
Với ba nội dung cốt lõi như trên theo tôi bức tranh tổng thể về giáo dục 4.0 được hình thành một cách rõ nét phù hợp với văn hóa và phương pháp triển khai của người Việt. Là nhóm trưởng của chủ đề số 2 "Phuong pháp sư phạm trong giáo dục 4.0". Tôi cùng các thành viên của dự án đã biên soạn những vấn đề cốt lõi xoay quanh phương pháp sư phạm như là: Động lực để thay đổi;  Học dựa trên năng lực; phương pháp triển khai người học là trọng tâm; Phương pháp thiết kế một khóa học trực tuyến; phương pháp tạo động lực cho người học cũng như phương pháp đánh giá trực tuyến. 

Khi phiên bản hoàn chỉnh đến tay giảng viên của các trường thành viên tôi cho rằng đây là một công cụ hữu ích để vận hành và triển khai các hình thức dạy học theo định hướng giáo dục 4.0.

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

Công nghệ trong giáo dục và Phương pháp sư phạm số

 Công nghệ trong giáo dục (Edtech) có thể được hiểu là ứng dụng các giải pháp công nghệ vào việc dạy học và quản lý học tập. Phần lớn các giải pháp công nghệ trong dạy học xuất phát từ các ứng dụng công nghệ thông tin chạy trên nền tảng web và ứng dụng di động. Thị trường khởi nghiệp trong lĩnh vực Edtech trên thế giới đang phát triển rất sôi động như là các hệ thống quản lý học tập, các công cụ hỗ trợ học tập trong lớp học số, các công cụ học ngoại ngữ, các công cụ học tương tác trực tuyến, cụ thể như hình 1.

         Nguồn: CBinsight

 Hình 1. Thị trường Edtech.

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ trong giáo dục đòi hỏi người dạy trong bối cảnh này cần thay đổi phương thức tiếp cận từ phương pháp sư phạm truyền thống sang phương pháp sư phạm số. Phương pháp sư phạm số có thể được hiểu là ứng dụng các công cụ số vào việc dạy và học dưới góc nhìn sư phạm. Tuy nhiên để vận dụng một cách hiệu quả các công cụ số trong việc dạy và học là một vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 

Dưới tác động tiêu cực của đại dịch COVID19, các trường học phải đóng cửa. Để thích ứng với tình hình mới người dạy bắt đầu dịch chuyển từ giảng dạy trực tiếp sang hình thức trực tuyến đồng thời và không đồng thời hoặc cả hai. Người học và người dạy bắt đầu sử dụng thành thạo các công nghệ trong giáo dục vào việc dạy và học.  Trong giai đoạn này định nghĩa về phương pháp sư phạm số của người dạy và người học hình thành một cách rõ ràng hơn. Có thể nói đại dịch COVID19 tạo nên một động lực mạnh mẽ để thay đổi cách vận hành trong giáo dục hiện đại.

Theo cách nhìn nhận của tôi giai đoạn hậu COVID19 là giai đoạn vàng để đầu tư về phương pháp vận dụng các công nghệ số vào các lớp học trực tiếp hoặc hỗn hợp (Kết hợp trực tuyến và trực tiếp). Bởi vì suốt hai năm người học và người dạy đã thích ứng một cách hiệu quả với phương thức học mới và tự hành thành nên phương pháp sư phạm số. Với hàng ngàn ứng dụng dạy học hiệu quả người dạy tuỳ theo phương pháp sư phạm của mình lựa chọn công cụ phù hợp. Để làm được việc này các cơ sở giáo dục cần đầu tư nguồn lực về công nghệ số một cách rõ ràng từ đó nâng cao kỹ năng số cho cán bộ quản lý, người học và người dạy.

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2022

PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ & CẢI TIẾN LIÊN TỤC TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC


A. Giới thiệu
Nhu cầu của khách hàng (trong trường hợp này là người học), người quản lý yêu cầu càng cao về chất lượng cũng như mức độ hiệu quả của công việc. Tuy nhiên quá trình quản lý lỏng lẻo sẽ phát sinh nhiều vấn đề dẫn đến lãng phí về nguồn lực và các nghiên cứu về chuỗi giá trị cho thấy cần phải thay đổi cách quản lý. Giáo dục cũng không nằm ngoài chuỗi giá trị này cần phải thay đổi để không lãng phí nguồn lực. Giải pháp này đề xuất sự dụng công cụ PDCA (Plan, do, check, act) và công cụ số theo dõi, phân công, quản lý và cải tiến công việc. Giải pháp mà tôi giới thiệu đạt giải 3 cấp tính trong cuộc thi "Phát huy sáng kiến, sáng tạo trong lao động và học tập " Tỉnh Đồng Nai.


                                                         Hình 1.  Nhận giải thưởng cấp tỉnh

Giải pháp đăng trên kỷ yếu của tỉnh
                                                                     Hình 2. Kỷ yếu chương trình
  
B. Nội dung của giải pháp

1. Định nghĩa quy trình PDCA 
PDCA là một phương pháp quản lý bốn bước lặp đi lặp lại được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau hay còn gọi là chu trình cải tiến liên tục. Nội dung các giai đoạn của chu trình được giải thích cụ thể như sau: Plan (lập kế hoạch): Lập kế hoạch, ở bước này cần phải xác định mục tiêu, nguồn lực, mốc thời gian thực hiện và phương pháp để đạt được mục tiêu mong muốn. Do (thực hiện kế hoạch): Thưc hiện kế hoạch, triển khai chi tiết kế hoạch đã đưa ra. Check (kiểm tra): Dựa vào kết quả báo cáo công việc so sánh với mục tiêu để kiểm tra và đánh giá kết quả. ACT (hành động): Thông qua các kết quả đánh giá thu được sẽ có những tác động thích hợp để điều chỉnh nhằm bắt đầu lại chu trình mới với số liệu đầu vào mới. Quá trình thực hiện PDCA được trình bày như hình 1. Theo hình 1 mỗi cơ sở giáo dục đều có mục tiêu chiến lược. Từ các mục tiêu chiến lược thiết đặt tiêu chuẩn và chỉ số sau đó tiến hành chu trình lặp đi lặp lại theo PDCA sẽ cải tiến các tiêu chuẩn theo thời gian.
                                                           Hình .1 Quá trình thực hiện PDCA
 
2 .Vận dụng quy trình PDCA trong cơ sở giáo dục `
 Đối với cơ sở giáo dục để vận hành theo quy trình PDCA trước tiên cần phải xác định được mục tiêu chiến lược ngắn, trung và dài hạn, dựa trên các mục tiêu chiến lược tiến hành phân tích SWOT, Pareto để tìm ra các phương án hoàn thành mục tiêu. Sau khi có các chỉ số và phương án hoàn thành mục tiêu tiến hành xây dựng ma trận các hành động theo mô hình thác đổ và KPI (Chỉ số đo lường mức độ hoàn thành công việc) cho từng hành động như vậy là hoàn thành bước Plan (Lập kế hoạch). Kế đến là bước Do (hành động) triển khai các công việc cụ thể đến các đơn vị, ở bước này cần thiết lập công cụ theo dõi giám sát và thu thập dữ liệu về kết quả công việc. 

Sau khi kết thúc công việc cần đánh giá kết quả của công việc thông qua các số liệu thu thập tiến hành phân tích đối sánh để tìm ra những điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần cải tiến. Cuối cùng là từ các kết quả đánh giá đưa ra những thay đổi mang tính hệ thống để bắt đầu chu kỳ tiếp theo. 

3 .Triển khai tại Đại Học Lạc Hồng 
a. Cấp độ nhà Trường Đối với cấp trường ở bước lập kế hoạch (Plan) căn cứ vào mục tiêu chiến lược của nhà Trường, ban chiến lược đã phân tích và xây dựng mô hình chiến lược theo mô hình thác đổ.  Mô hình thác đổ được chia làm năm cấp độ từ tầm nhìn đến mục tiêu chiến lược và các hành động cụ thể để đạt được mục tiêu chiến lược trong gian đoạn ngắn và trung hạn. Ở bước kế tiếp là bước thực thi kế hoạch (do) các đơn vị căn cứ vào các hành động được giao tiến hành thực thi công việc. Kết quả công việc được đánh giá và phân tích theo quy trình PDCA.
 b. Cấp độ Phòng ban Căn cứ vào mục tiêu của nhà trường và các chỉ số cần phải đạt được giao các phòng ban lập kế hoạch và thực thi bao gồm nguồn lực mốc thời gian và phương án hoàn thành mục tiêu. Một ví dụ tại phòng Đảm Bảo Chất lượng các đầu việc được số hóa và theo dõi phân tích trực tuyến như hình 2. 



                                               Hình 2. Bảng theo dõi tiến độ các công việc 

Kết thúc năm học sẽ tổng kết, đánh giá dựa trên số liệu, các chỉ số đạt được và phản hồi của các bên liên quan đưa ra kế hoạch hành động trong năm học tiếp theo. 
Ví dụ cụ thể: Trong năm học phòng ĐBCL tổ chức các đợt khảo sát sinh viên, giảng viên. Đến cuối năm học sẽ phân tích số liệu người tham gia khảo sát trên tổng số mẫu, phản hồi các câu trả lời mở, điểm đánh giá. Sau khi có kết quả phân tích tiến hành họp cùng các Khoa để thống nhất phương án cải tiến. 
c. Cấp độ giảng viên
 Đối với giảng viên, quá trình cải tiến sẽ xoay quanh hoạt động dạy và học. Để cải tiến chất lượng dạy và học cần nhiều yếu tố như là phản hồi của sinh viên thông qua các phiếu khảo sát kết thúc môn, phản hồi của đanh nghiệp thông qua các hội thảo giữa Khoa và doanh nghiệp. Tuy nhiên quá trình cải tiến liên tục môn học là rất là quan trọng và được áp dụng thường xuyên và liên tục. Giảng viên sẽ chủ động lấy số liệu để đánh giá cải tiến là sau khi sinh viên kết thúc kỳ thi cuối kỳ hoặc kiểm tra 30% (giữa kỳ). Đối với kết quả đánh giá 60% (cuối kỳ) giảng viên thu thập số liệu trong lúc giảng viên chấm bài thi.  Cụ thể các bước đượ trình bày như hình 3.


                                               Hình 3. Các bước thực hiện cải tiến môn học

4. Kết luận
. Quá trình cải tiến liên tục ứng dụng phương pháp PDCA được ứng dụng rộng rãi đa lĩnh vực. Kết quả của các quá trình phân tích  nâng cao hiệu quả trong quản lý.