Tư vấn tổ chức cuộc thi Minirobocon 2019 cho tỉnh Bình Phước

Cuộc thi nhằm kích hoạt sự sáng tạo, đam mê công nghệ của học sinh, sinh viên tỉnh Bình Phước.

Digital Immersion forum

Chia sẻ thuận lợi và thách thức trong quá trình chuyển đối số trong giáo dục tại diễn đàn "Digital Immersion forum" do dự án BUILD IT phối hợp đại học Arizona State University và Đại Học Công nghiệp Hà Nội tổ chức

Cuộc thi Shell Eco_marathon Europe tại London

Cuộc thi Shell eco_marathon tại London là một cuộc thi thiết kế xe tiết kiệm nhiên liệu dành cho học sinh, viên viên lớn nhất thế giới.

Tham gia khóa tập huấn tại Phần Lan

Khóa học phương pháp sư phạm số nằm trong khuôn khổ dự án EMVITET.

Tham gia tập huấn giáo dục 4.0 tại Phần Lan

Phần Lan là một đất nước có nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới.

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

Dự án BUILT-IT những giá trị lớn về Khoa học giáo dục đến từ nước Mỹ

DỰ ÁN THÚC ĐẨY HỢP TÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC - DOANH NGHIỆP  THÔNG QUA ĐỔI MỚI VÀ CÔNG NGHỆ (BUILT -IT)  hỗ trợ các trường Đại Học Việt Nam với các mục tiêu cụ thể (1) Nâng cao năng lực lãnh đạo và chiến lược hướng đến tự chủ trong giáo dục đại học; (2) Nâng cao chất lượng chương trình đào tạo thông qua kiểm định quốc tế; (3) Triển khai chương trình học tập dựa trên dự án. Đối tác triển khai dự án là Đại học Bang Arizona, Mỹ. Các Trường Đại học Việt Nam tham gia dự án bao gồm Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng; ĐH Bách Khoa TPHCM, ĐH Lạc Hồng, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM, ĐH Công Nghiệp TPHCM và ĐH Cần Thơ.

Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ tại Đài Loan trở về nước vào cuối năm 2016, tôi bắt đầu tham gia dự án như là một thành viên cốt lõi. Tôi tham gia rất nhiều các khóa tập huấn do BUILT - IT tổ chức về khoa học giáo dục điển hình như là các khóa tập huấn về Phương pháp xây dựng mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, phương pháp thiết kế chương trình đào tạo, phương pháp đánh giá phù hợp với chuẩn đầu ra cho đến các khóa thuần về sư phạm như là các khóa học Master teacher training sau đó là khóa Facilitator and Master Teacher Training. Sau khi kết thúc khóa tập huấn tôi và các cộng sự tại LHU đã tự tổ chức đào tạo 02 khóa Master teacher training (MTT) dựa trên format của Đại Học bang Arizona.


 

Hình 1. Các khóa tập huấn Master teacher training tự đào tạo theo Format của Trường ASU tại LHU 

Bên cạnh các khóa học về sư phạm tôi tham gia triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường LHU dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ một cách có hệ thống từ dự án BUILT - IT. Tôi đã hoàn thành kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA vào cuối năm 2018. Nối tiếp thành công đó, tôi tiếp tục phát triển các chương trình đào tạo của LHU theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế đến thời điểm hiện tại đã có 6 chương trình đào tạo của ĐH Lạc Hồng đạt đánh giá chất lượng theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA.





Hình 2. Các Khoa tại LHU tham gia đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA

Ngoài đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA, BUIT - IT còn hỗ trợ LHU tham gia kiểm định chất lượng 02 chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn ABET (Mỹ) . BUILT - IT đã tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về phương pháp đo lường chuẩn đầu ra và mời các đánh giá viên có kinh nghiệm của ABET đến LHU tập huấn. Tôi thật may mắn khi được làm việc cùng các chuyên gia hàng đầu về kiểm định của ABET như là Tiến Sĩ Scott, Tiến Sĩ Jonh và các thành viên kiểm định chất lượng của ASU tại Việt Nam, tôi đã nhận được nhiều giá trị cũng như kinh nghiệm của các chuyên gia ABET đến từ Mỹ.  Những giá trị này không những giúp ích cho LHU, cho những đơn vị mà Tôi cùng đồng hành mà còn góp phần không nhỏ cho sự thay đổi  nhận thức về khoa học giáo dục tại Việt Nam.

Hình 3. Cùng làm việc với chuyên gia ABET và các cộng sự ĐH ASU tại LHU

Hơn nữa dưới tác động của đại dịch COVID 19 các khóa học về phương pháp sư phạm số được tổ chức bằng hình thức trực tuyến do tiến sĩ Jimmy chủ trì tôi đã hoàn thành 6 khóa học trực tuyến bằng hình thức trực tuyến đồng thời. Sau khi kết thúc khóa học tôi cùng các cộng sự tại LHU tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm về tương tác trong các lớp học trực tuyến cũng như phương pháp sử dụng một số công cụ số trong hỗ trợ dạy học. Cũng trong thời gian nay tôi cùng Ts. Jimmy và các giáo viên đến từ các trường đại học thành viên của dự án xây dựng khóa đào tạo phương pháp sự phạm số để đào tạo lại cho các giáo viên tại các trường thành viên. Một trong những điểm tâm đắc nhất của tôi về dự án là cách vận hành để tiến tới sự phát triển bền vững khi dự án kết thúc, đó là tìm ra những nhân tố sẵn sàng tiếp tục duy trì tinh thần của dự án thông qua các khóa đào tạo người hướng dẫn điển hình như hình 3. Hiện tại, tôi cùng các giáo viên thành viên của dự án tập huấn khóa đầu tiên Phương pháp sư phạm số cho các giảng viên thuộc các trường đại học thành viên của dự án theo Format mà tôi cùng các giáo viên dự án đã thiết kế dưới sự hướng dẫn của Ts. Jimmy. 
Hình 3. Chứng chỉ do Built - It cấp  khi hoàn thành khóa tập huấn Digital Pedagogy in Higher education Facilitator

Hình 4. Tôi và các cộng sự tham gia khóa tập huấn thiết kế khóa học trực tuyến


Hình 5. Khóa tập huấn Phương pháp sư phạm số do Ts. Jimmy tập huấn

Một trong những giá trị tôi cho rằng mang lại lợi ích có tính hệ thống cho các trường thành viên là các khóa đào tạo triển khai và vận hành KPIs dưới sự hướng dẫn của TS. Kathy, sự hỗ trợ của Mr Thái và các cộng sự. Trong thời gian đầu tôi cùng một số lãnh đạo chủ chốt của LHU tham dự khóa tập huấn, sau đó xây dựng lại chiến lược của LHU theo mô hình KPIs mà chúng tôi được đào tạo. Tôi cho rằng khi vận dụng hệ thống KPI đúng cách các trường thành viên sẽ hoàn thành được các mục tiêu chiến lược đề ra một cách hiệu quả và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.


Hình 6. Mô hình KPIs do Ts. Kathy đào tạo


HÌnh 7.  Tôi cùng các lãnh đạo chủ chốt của LHU tham dự một buổi coaching về xây dựng KPI

Từ những hoạt động nói trên, tác động của dự án mang lại cho cá nhân tôi là rất lớn. Theo quan điểm cá nhân tôi, những giá trị mà tôi nhận được từ dự án thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn và đồng hành của BUILT - IT đã thay đổi về mặt tư duy nhận thức, cũng như năng lực quản lý giáo dục của tôi một cách hệ thống. Từ tư duy khoa học xây dựng một chương trình đào tạo đến phương pháp vận hành, đào tạo và quản lý các hoạt động giáo dục đại học thích ứng với sự thay đổi của môi trường doanh nghiệp. Khi dự án kết thúc tôi mong muốn đóng góp một phần công sức để lan tỏa các giá trị mà dự án mang lại cho các trường ĐH chưa tham gia dự án.

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2022

Dự án EMVITET và sự phát triển bền vững

Dự án EMVITET  nhằm mục tiêu thúc đẩy giáo viên Việt Nam hướng đến giáo dục 4.0. Dự án được tài trợ bởi liên minh Châu Âu do ba trường đại học của Châu Âu thiết kế nội dung giảng dạy bao gồm Trường Đại học Hamk, Phần Lan; Trường Đại Học Dublin City, Ai Len và Trường Đại Học Kuleuven, Bỉ.  Trong khuôn khổ của dự án có 6 trường Đại Học của Việt Nam được tài trợ đó là Đại Học Lạc Hồng, Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Đà Nẵng, Trường Cao đẳng Công Thương, Trường Cao Đẳng công nghiệp Huế và Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ 2. Dự án bắt đầu năm 2019 và kết thúc năm 2022.

Hình 1. Mục tiêu của dự án

Tôi tham gia dự án với vai trò là thành viên cốt lõi của dự án (Core team). Tôi và một số thành viên của LHU được cử sang Phần Lan tham gia các khóa đào tạo về giáo dục 4.0 với nhiệm vụ của tôi và các thành viên sau khi hoàn thành các khóa học phải đào tạo và triển khai các hoạt động về giáo dục 4.0 tại LHU. 
Trong khoảng thời gian đầu nhận thức của tôi về phương pháp sư phạm số đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc dạy và học. Sau khoảng thời gian áp dụng và triển khai tôi đã thay đổi nhận thức về phương pháp sư phạm số. Tôi cho rằng việc áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học phải dưới góc nhìn của phương pháp sư phạm. Đối với các môn học khác nhau sẽ có những cách dạy và học khác nhau, từ đó lựa chọn các công nghệ giảng dạy phù hợp. Việc kết hợp công nghệ với phương pháp sư phạm đòi hỏi người dạy không những có năng lực về kỹ năng số mà còn năng lực lập kế hoạch, quản lý lớp học trên các môi trường và nền tảng khác nhau.


Hình 2. Các thành viên LHU hoàn thành khóa tập huấn tại Phần Lan

Dưới tác động của đại dịch COVID 2019 giảng viên phải thích ứng và chuyển từ hình thức giảng dạy truyền thống sang hình thức giảng dạy trực tuyến. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đầu của đại dịch hầu hết người dạy chủ yếu áp dụng các công cụ họp trực tuyến (Zoom, Google Meet...) để giảng dạy trực tuyến theo phương pháp truyền thống. Điều này dẫn đến hiệu quả không cao, người học tương tác với nội dung và người dạy không đạt được hiệu quả như mong đợi. Để giải quyết vấn đề này người dạy cần phải hiểu rõ các hình thức giảng dạy trực tuyến như là hình thức trực tuyến đồng thời và trực tuyến không đồng thời từ đó đưa ra kế hoạch tương tác cho phù hợp. trước tình hình đó tôi cùng các thành viên trong dự án tổ chức các khóa tập huấn như là phương pháp lập kế hoạch các khóa học trực tuyến; Kỹ thuật tương tác trực tuyến; kỹ thuật đánh giá trực tuyến, từ đó người dạy triển khai các khóa học trực tuyến hiệu quả hơn.

Hình 3. Các khóa tập huấn tại LHU do tôi chủ trì

Dự án đang trong giai đoạn cuối. Do đó, để phát triển bền vững  các thành viên của dự cần xây dựng các hướng dẫn triển khai giáo dục 4.0. Dựa trên cơ sở đó từ ngày 21 đến 25 tháng 2 năm 2022 tại Đại Học Sư phạm Kỹ Thuật Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo triển khai xây dựng hệ sinh thái học tập hướng đến giáo dục 4.0.


Hình 4. Chủ đề của hội thảo tại ĐH Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng

Hình 5. Thành viên cốt lõi của LHU tham gia hội thảo

Hình 6. Poster tại hội thảo (Tôi cùng Cô Văn Đình Vỹ Phương biên soạn)

 Theo đó, các thành viên của dự án sẽ cùng nhau xây dựng hướng dẫn triển khai giáo dục 4.0 vào ba chủ đề:
  1.  Hệ sinh thái giáo dục 4.0
  2.  Phương pháp sư phạm giáo dục 4.0
  3. Các công nghệ số trong giáo dục 4.0
Với ba nội dung cốt lõi như trên theo tôi bức tranh tổng thể về giáo dục 4.0 được hình thành một cách rõ nét phù hợp với văn hóa và phương pháp triển khai của người Việt. Là nhóm trưởng của chủ đề số 2 "Phuong pháp sư phạm trong giáo dục 4.0". Tôi cùng các thành viên của dự án đã biên soạn những vấn đề cốt lõi xoay quanh phương pháp sư phạm như là: Động lực để thay đổi;  Học dựa trên năng lực; phương pháp triển khai người học là trọng tâm; Phương pháp thiết kế một khóa học trực tuyến; phương pháp tạo động lực cho người học cũng như phương pháp đánh giá trực tuyến. 

Khi phiên bản hoàn chỉnh đến tay giảng viên của các trường thành viên tôi cho rằng đây là một công cụ hữu ích để vận hành và triển khai các hình thức dạy học theo định hướng giáo dục 4.0.