Đổi mới phương pháp dạy và học là cụm từ thường xuyên được nhắc tới trong suốt thập niên gần đây. Một số nghiên cứu của các nhà giáo dục học trên thế giới đã chỉ ra rằng thói quen người học đã thay đổi khi khoa học công nghệ thay đổi [1,2]. Thời gian tự học của người học giảm dần và thói quen làm việc nhóm để giải quyết các vấn đề trên lớp hình thành. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng công nghệ trong các hoạt động học tập đã trở thành văn hoá. Tuy nhiên, việc chuyển đổi thói quen người học đã hình thành trong một thời gian dài, để thích ứng với cách học mới đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học cần xây dựng lộ trình và phương pháp tiếp cận phù hợp. Bài viết này trình bày hệ sinh tháo giáo dục hướng đến giáo dục 4.0 nòng cốt là mô hình phát triển giáo dục hướng đến năng lực người học (hình 1).
Hình 1. Mô hình phát triển giáo dục hướng đến năng lực người họcHệ sinh thái học tập: Hê sinh thái học tập trong mô hình này định hướng phát triển một hệ thống năng động bao gồm cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực dựa trên quan điểm học tập với hướng tiếp cận giáo dục dựa trên năng lực. Theo đó, giảng viên thay đổi vai trò từ giảng dạy sang vai trò người theo dõi, hỗ trợ và khuyến khích người học. Một ví dụ về hệ sinh thái học tập tại cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Theo đó, cơ sở giáo dục sẽ thành lập nhóm phát triển giáo dục thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp sư phạm, công nghệ số giữa các khối ngành. Mô hình dạy và học hiệu quả thường xuyên áp dụng cho khối ngành kỹ thuật đó là mô hình “Project based learning” tuân thủ quy trình từ xác định vấn đề đến sản xuất sản phẩm mẫu gắn liền với nhu cầu của xã hội. Trong hệ sinh thái học tập này, người học đóng vai trò rất quan trọng. Người học hoàn toàn chủ động thông qua các hoạt động trước, trong và sau giờ học. Để người học chủ động, cơ sở giáo dục xây dựng các phòng tự học tại thư viện và tại tất cả các cơ sở trong trường. Các phòng nghiên cứu mở (open lap) để khuyến khích người học phối hợp với bạn cung lớp và giáo viên đồng sáng tạo ra những sản phẩm mới và kiến thức mới. Bên cạnh đó, các phòng học hiện đại được xây dựng với thiết kế tạo mọi điều kiện cho các hoạt động dạy và học tích cực như là bàn ghế có thể ghép nhóm, màn hình tivi, máy chiếu và wifi.
Công nghệ dạy và học: Sự thay đổi của công nghệ dẫn đến thói quen của người học sẽ thay đổi từ học trực tiếp sang các mô hình học trực tuyến, mô hình học tập kết hợp (trực tuyến và trực tiếp). Người dạy cần sử dụng công cụ phù hợp cho từng mô hình dạy học nên cần được được đào tạo năng lực số trong giảng dạy. Bên cạnh đó, cơ sở giáo dục cần phát triển hệ thống LMS và một số công cụ hỗ trợ dạy học như là Padlet, Zoom, Google jamboard… Đặc biệt, hệ thống hồ sơ năng lực điện tử (ePortfolio) hỗ trợ người dạy theo dõi sự tiến bộ cũng như nhận thức của người học là rất quan trọng.
Phương pháp sư phạm: Đối với quan điểm dạy học dựa trên năng lực, các hoạt động dạy và học đều tập trung vào chuẩn đầu ra. Theo đó, người dạy tập trung vào năng lực nghề nghiệp thực tế mà người học cần đạt được để hỗ trợ người học đạt được kiến thức, kỹ năng thông qua học tập tích cực và cá nhân hóa người học. Đánh giá người học thay đổi theo hướng đa dạng phương pháp có sự hỗ trợ các công cụ và phần mềm thông qua việc triển khai các bài trình bày dạng hồ sơ năng lực điện tử, các video các bài thảo luận nhóm cho người học.
Đổi mới phương pháp dạy và học hướng đến năng lực người học là xu thế để tiến đến giáo dục 4.0. Tuy nhiên, để triển khai một cách đồng bộ ngoài các yếu tố kỹ thuật như hệ sinh thái học tập, công nghệ dạy và học và phương pháp sư phạm. Theo tôi các cơ sở giáo dục cần quan tấm đến yếu tố lấy con người làm trung tâm cho sự thay đổi là yếu tố tiên quyết cho sự thành công.
Tài liệu tham khảo.
1. Kumar, S. (2015). Study habits of undergraduate
students. International Journal of Education and Information Studies, 5(1),
17-24.
Poscia, A., Frisicale, E. M., Parente, P., Milia, D. I. L., Waure, C. D., & Pietro, M. L. D. (2015). Study habits and technology use in Italian university students. Annali dell'Istituto superiore di sanita, 51, 126-130